Bà mẹ sau khi sinh mổ cần kiêng gì?

Bà mẹ sau khi sinh mổ sẽ cần cần kiêng gì? Sau khi sinh mổ bà mẹ sẽ cần nhiều thời gian để vết mổ lành lại và đồng thời cần chú ý để tránh nhiễm trùng vết mổ.

Phương pháp sinh mổ (mổ lấy thai) là phương pháp tốt nhất đối với những người mẹ không đủ điều kiện sinh thường. Tuy nhiên thời gian lành vết mổ khá lâu và thường gặp nhiều khó khăn. Hồi phục sức khỏe cho mẹ sau sinh rất quan trọng và cần thiết.Vậy những lưu ý cho bà mẹ sau khi sinh mổ bao gồm những gì? Vậy, bà mẹ sau khi sinh mổ sẽ cần cần kiêng gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Sinh mổ là gì?

Sinh mổ hay còn được gọi là phương pháp mổ lấy thai. Bác sĩ chuyên môn sẽ làm phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau và màng ối qua vết mổ ở thành tử cung (không bao gồm mổ lấy thai trong vỡ tử cung).

Trước đây khi y khoa chưa phát triển, phương pháp mổ lấy thai còn hạn chế do vật tư y tế không đáp ứng điều kiện vô khuẩn và gây mê hồi sức. Ngày nay với sự tiên tiến từ khoa học công nghệ, sự đầu tư y tế giúp cho phương pháp sinh mổ được đáp ứng các điều kiện an toàn cho sản phụ đồng thời giảm hẳn các tai biến trong và sau khi mổ.

92364177_3112840992093916_4450109494780755968_n-1024x768

Sinh mổ là phương pháp chỉ định có lý do y khoa, trường hợp bác sĩ tiên lượng phụ sản không đáp ứng điều kiện sinh thường qua cửa âm đạo, sẽ chỉ định cho phụ sản làm thủ tục mổ lấy thai nhi.

Phụ sản sẽ được rạch vết mổ ngang hoặc vết mổ dọc. Dựa trên các kết quả kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi, bác sĩ sẽ quyết định loại vết mổ phù hợp. Thường thì vết mổ ngang sẽ ít chảy máu và nhanh lành hơn so với vết mổ dọc.

Ưu điểm và nhược điểm khi sinh mổ

Ưu điểm của sinh mổ

  • Là phương pháp tối ưu trong trường hợp phụ sản không đáp ứng điều kiện sinh thường
  • Hạn chế tai biến cho em bé khi bác sĩ tiên lượng sinh qua âm đạo có thể gặp một số tổn thương như: tổn thương đám rối dây thần kinh cánh tay do kẹt vai, gãy xương, ngạt do sa dây rốn,…
  • Giảm nguy cơ lây nhiễm một số bệnh cho bé so với sanh qua đường âm đạo như: Viêm gan siêu vi B, C, HIV, Herpes simplex virus (HSV),…
  • Giảm nguy cơ tổn thương tầng sinh môn của phụ sản, chảy máu trong trường hợp nhau bong non, nhau cài răng lược, nhau tiền đạo.
vet-mo-sau-sinh-1200x900

Nhược điểm của sinh mổ

Ngoài những ưu điểm nêu trên, các bà mẹ cần hiểu sinh mổ hay sinh thường sẽ cần dựa vào lý do y khoa và tiên lượng của bác sĩ để quyết định. Đây là phương pháp cần gây tê, gây mê, có vết rạch ở bụng sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng hoặc nhiễm trùng giai đoạn hậu sản.

Một số nhược điểm có thể xảy ra với phụ sản sinh mổ bao gồm::

  • Sinh mổ có thể gây tai biến hoặc di ứng cho cả mẹ và em bé do thuốc gây tê, gây mê.
  • Nguy cơ băng huyết sau sinh do sinh mổ làm chảy máu nhiều hơn sinh thường.
  • Bất cứ vết mổ nào ở ổ bụng bao gồm việc sinh mổ đều có nguy cơ dính cấu trúc ổ bụng, xuất huyết và nhiễm trùng vết mổ.
  • Tử cung và thành bụng sau khi mổ sẽ để lại vết sẹo ảnh hưởng tới lần sinh tiếp theo hoặc gây mất thẩm mỹ.
  • Thời gian hồi phục vết mổ lâu, việc chăm sóc các bà mẹ sau mổ cũng có nhiều khó khăn. Vết mổ thường âm ỉ và cần thời gian dài để lành da.
  • Đối với trẻ được sinh mổ, hệ miễn dịch thường phát triển chậm hơn do không được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi ở mẹ. Hệ thống hô hấp yếu dễ mắc các bệnh hô hấp hơn so với trẻ sinh thường.

Bà mẹ sau khi sinh mổ cần kiêng gì?

Việc chăm sóc cho bà mẹ sau sinh mổ là rất quan trọng. Vậy, bà mẹ sau khi sinh mổ cần kiêng gì?

1.      Chăm sóc vết mổ

Sau khi làm phẫu thuật mổ lấy thai, do vết mổ chưa khô nên mẹ và bé sẽ được các bác sĩ sản khoa, các hộ sinh chăm sóc tại bệnh viện trong 1 tuần đầu.

Ngày 1 và ngày 2 sau sinh, mẹ được vệ sinh vết mổ, cho thuốc giảm đau, kháng sinh để tránh nhiễm trùng vết thương và biến chứng sau mổ.Ngày thứ 3 có thể mở băng và để vết mổ khô. Bác sĩ sẽ dặn dò mẹ hoặc người chăm sóc không để nước làm ướt vết mổ.

Sau 5 ngày bác sĩ sẽ chỉ định cắt chỉ nếu là lần đầu tiên phụ sản sinh mổ, nết là lần sinh mổ thứ 2 trở lên, thì cắt chỉ sau 7-8 ngày.

Hiện nay nhiều bệnh viện có thủ thuật khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu, bạn sẽ không cần qua bước cắt chỉ khâu vết thương. Thời gian này để vết mổ nhanh khô hơn, mẹ tránh tắm lâu, có thể dùng khăn và nước ấm để lau người. Không tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh để bôi lên vết mổ.

cach-ngoi-day-sau-sinh-mo-1

2.      Chế độ dinh dưỡng

Trong vòng 6 giờ sau sinh mổ, các bác sĩ sẽ yêu cầu các mẹ không ăn các thực phẩm đặc. Chỉ nên uống nước lọc, nước đường, cháo loãng cho tới khi xì hơi được.

Tình trạng táo bón, đầy hơi thường tồn tại sau mổ 3-5 ngày, do vậy mẹ lưu ý uống nhiều nước để cải thiện tiêu hóa. Không nên dùng thực phẩm có nhiều đường bột hoặc thực phẩm từ đầu tương vì có thể khiến tình trạng đầy hơi của bạn thêm trầm trọng.

Từ ngày thứ 2 trở đi, mẹ có thể ăn uống bình thường. Hãy bổ sung vào thức ăn các thực phẩm giàu đạm và canxi. Uống thêm nhiều nước để cơ thể tiết đủ sữa cho con bú. Mẹ tránh dùng thực phẩm lạ hoặc không đảm bảo dinh dưỡng gây tiêu chảy hoặc dị ứng.

Một bữa ăn giàu đạm, sắt, rau củ, trái cây chứa vitamin C là lựa chọn hợp lý. Một số thực phẩm mà những bà mẹ có cơ địa sẹo lồi cần chú ý vì chúng dễ gây dị ứng và làm đầy vết thương nhanh: Thịt gà, thịt bò, hải sản và rau muống.

3.      Vận động nghỉ ngơi

Sau khi ống thông tiểu được lấy ra, các bà mẹ hay cố gắng vận động nhẹ để cơ thể được bổ sung oxi vào máu, giúp tình trạng sức khỏe nhanh hồi phục. Ban đầu có thể vết mổ sẽ khiến mẹ đau đớn nhưng đừng vì vậy mà chỉ nằm trên giường. Mẹ hãy ngồi dậy, cử động chân tay đơn giản sau đó bước xuống dường tập đi bộ nhẹ nhàng.

Quá trình này kích thích tuần hoàn máu, từ đó giúp cơ thể hồi phục được các chức năng bình thường. Việc vận động nhẹ cũng giúp mẹ hạn chế được nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật như dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch,….

Một số hoạt động thể dục khác mẹ cần lưu ý chờ 4-6  tuần sau sinh. Tuy nhiên không nên thực hiện các động tác mạnh vì có thể gây ảnh hưởng tới vết mổ. Mẹ cần điều tiết thời gian nghỉ ngơi và hoạt động phù hợp với sức khỏe của mình.

q2

4.      Cho con bú

Sau khi sinh con, sữa mẹ lúc này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và đề kháng cần thiết cho con phát triển. Mẹ nên cho con bú càng sớm càng tốt để tăng cường miễn dịch cho trẻ, giúp con bảo vệ sức khỏe và chống lại những tác nhân gây bệnh trong quãng thời gian đầu đời.

Việc sinh mổ có thể khiến sữa mẹ về chậm hơn so với thông thường, do đó mẹ có thể không cần quá lo lắng khi sữa chưa về ngay trong bài ngày đầu sau sinh.

5.      Vệ sinh

Một trong những yếu tố quan trọng của "Bà mẹ sau khi sinh mổ sẽ cần cần kiêng gì?" chính là vấn đề vệ sinh.

Mẹ bỉm cố gắng vệ sinh cá nhân hằng ngày: Rửa mặt, súc miệng và lau rửa cơ thể với khăn và nước ấm. Chỉ vệ sinh nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh lên vết mổ. Nếu cơ địa lâu lành và vết thương bị đau, mẹ không thể tự vệ sinh một mình, hãy nhờ sự trợ giúp từ người thân hoặc nhân viên y tế có chuyên môn.

Sinh con là thiên chức thiêng liêng của mỗi người mẹ. Vốn dĩ sinh con luôn là cả một hành trình nhiều khó khăn nhất là sinh mổ. Do vậy người chăm sóc đặc biệt là những người thân hãy thấu hiểu và dành sự quan tâm tới các bà mẹ để họ không cảm thấy cô đơn trên hành trình của mình.   

Thời gian đầu sau sinh, tâm trạng của mẹ có thể dễ ảnh hưởng hoặc xúc động. Mẹ nên cố gắng cân bằng cảm xúc, tinh thần lạc quan vui vẻ và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp để giúp sức khỏe hồi phục nhanh chóng.

Hi vọng những thông tin trả lời cho câu hỏi "Bà mẹ sau khi sinh mổ sẽ cần cần kiêng gì?" trong bài viết có thể giúp mẹ và gia đình bé yên tâm hơn và vận dụng thực tế để chăm sóc sức khỏe cách tốt nhất. Chúc cho hành trình sinh con của mẹ và bé luôn thuận lợi và có nhiều niềm vui hạnh phúc.

Bài viết được thực hiện với sự tư vấn chuyên môn của Ths.ĐD. Võ Thị Ngọc Diệp - Trưởng phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Hùng Vương, TP. Hồ Chí Minh.

Chia sẻ

John Doe

Hue Nguyen

Đăng ký bản tên của chúng tôi