Là công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về chăm sóc mẹ và bé sơ sinh có 5 năm kinh nghiệm
cùng đội ngũ kỹ thuật viên có bằng cấp cùng đa dạng các trải nghiệm yêu thương.
A: Theo TS.ĐD Phùng Thị Thanh Vân (ĐDT Khoa Sanh Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM), khoa học đã chứng minh, đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo giúp thúc đẩy sự phát triển cơ thể.
Các dưỡng chất có trong sữa mẹ là yếu tố quan trọng giúp kích thích sự phát triển của não bộ của trẻ sơ sinh, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời.
Cùng với đó, việc được bú sữa mẹ cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, từ đó giúp cơ thể sơ sinh hình thành tấm khiên vững chắc phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn. Các chất trong sữa mẹ cũng giúp hệ tiêu hóa của trẻ ổn định và ít gặp phải các vấn đề khó tiêu, đầy hơi, trướng khí.
Sữa mẹ cũng được khẳng định là nguồn ‘thực phẩm’ sạch sẽ, luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp cho bé mọi lúc, mọi nơi, do đó giúp ngăn ngừa các nguy cơ về sức khỏe liên quan đến đường ăn uống. Bởi vậy, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Với những yếu tố nêu trên việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể khẳng định chỉ có lợi mà không gây hại cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa là gì?
A: Theo Ths.ĐD. Võ Thị Ngọc Diệp (Trưởng phòng điều dưỡng Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM), sặc sữa là hiện tượng sữa tràn vào đường thở khiến trẻ khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở. Nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa:
‐ Khi trẻ đang bú, (hoặc sau bú) đột ngột ho, sặc sụa, tím tái.
‐ Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng.
‐ Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng.
‐ Trường hợp nặng: trẻ có thể ngừng thở, ngừng tim và tử vong
Sặc sữa là tai nạn vô cùng nguy hiểm và thường gặp trong nhi khoa nên cần được cấp cứu kịp thời. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm rõ các biểu hiện sặc sữa ở trẻ sơ sinh để nhanh chóng xử trí khi tình huống xảy ra.
3. Sữa non có từ khi nào?
Theo các thông tin y khoa, sữa non (colostrum) là phần sữa mẹ được sản xuất bởi tuyến vú của sản phụ nhờ vào quá trình thay đổi hormone bên trong cơ thể bà bầu. Sữa non thường là thức ăn đầu tiên sau khi chào đời của trẻ nhỏ .
Tùy vào cơ địa của mỗi mẹ bầu, sữa non sẽ được tiết ra với đặc điểm và thời gian khác nhau. Theo đó, sẽ có những mẹ bầu tiết sữa non vào khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cơ thể mẹ bầu cần từ 1-2 ngày mới sản sinh ra những giọt sữa non đầu tiên.
Sữa non đặc biệt được các chuyên gia sản khoa khuyến khích bổ sung cho trẻ nhỏ bởi trong sữa non có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như: Protein; Lactose; Clo, Natri, các vitamin gồm nhóm A, E, B2, B3 và K,...; và các thành phần miễn dịch tự nhiên vô cùng tốt cho cơ thể sơ sinh vẫn còn non nớt.
Theo Theo TS.ĐD Phùng Thị Thanh Vân (ĐDT Khoa Sanh Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM), sữa non là 'thực phẩm' phù hợp với dung tích dạ dày của bé và sữa non chỉ tiết ra khi bé ngậm vú mẹ đúng.
Với sữa non, bác sĩ Thanh Vân khuyến khích các mẹ nên cho bé 'da kề da' và cho bé bú trực tiếp từ mẹ.
4. Sữa chuyển tiếp thường có sau sinh bao lâu?
Theo chia sẻ của Ths.ĐD. Phùng Thị Thanh Vân, Điều dưỡng Trưởng tại Khoa Sinh Bệnh viện Hùng Vương (Thành phố Hồ Chí Minh), sữa chuyển tiếp là loại sữa được cơ thể người mẹ tiết ra ngay sau khi sữa non hết và trước khi giai đoạn sữa trưởng thành bắt đầu.
Sữa chuyển tiếp thường xuất hiện từ 2 - 3 ngày sau sinh và sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 2 tuần sau đó.
Sau sữa non, sữa chuyển tiếp cũng được coi là loại thực phẩm quan trọng đối với trẻ sơ sinh bởi trong nó rất giàu chất béo, các vitamin tan trong nước, kèm theo đó là thành phần đường lactose cùng hàm lượng calo cao hơn sữa non giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tương ứng với sự lớn lên của con.
Sữa chuyển tiếp có thành phần dinh dưỡng kết hợp giữa sữa non và sữa trưởng thành.
Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời kỳ 2 tuần đầu sau sinh không chỉ giúp trẻ được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp mẹ về sữa nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu ăn ngày càng cao của con khi bé dần thích nghi với môi trường sống mới.
5. Trong 1 cữ bú thành phần của sữa có giống nhau không?
Theo chia sẻ của ThS. ĐD. Phùng Thị Thanh Vân (Điều dưỡng Trưởng khoa Sanh Bệnh viện Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh), sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo giúp thúc đẩy sự phát triển cho cơ thể trẻ, kích thích sự phát triển của não bộ.
Đồng thời, các thành phần có trong sữa mẹ cũng giúp cơ thể trẻ xây dựng hệ miễn dịch tốt hơn và nó cũng cung cấp các dưỡng chất theo các phù hợp giúp trẻ dễ tiêu hóa trong những năm tháng đầu đời.
Sữa mẹ thường được tiết ra trong 24 - 72 giờ đầu sau khi sinh và sẵn sàng cho trẻ dùng trực tiếp từ bầu vú mẹ.
Theo chuyên gia Phùng Thị Thanh Vân, trong 1 cữ bú, thành phần của sữa mẹ sẽ không giống nhau.
Cụ thể, sữa đầu bữa - phần sữa được tiết ra đầu bữa bú, có màu trắng trong - sẽ có số lượng nhiều hơn, đồng thời cũng cung cấp nhiều đạm, đường, nước và các chất dinh dưỡng khác hơn cho con.
Trong khi đó, sữa cuối bữa sẽ có màu trắng đục do chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu bữa. Phần sữa này sẽ cung cấp cho trẻ nhiều năng lượng hơn và thúc đẩy sự phát triển của trẻ hiệu quả trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
6. Sự khác nhau giữa sữa mẹ và sữa bò trong dinh dưỡng cho trẻ nhỏ
Sữa mẹ và sữa bò đều là những thực phẩm dinh dưỡng tự nhiên thường được bổ sung cho trẻ nhỏ trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, xét về mặt dinh dưỡng, hai loại sữa này lại có tác động vô cùng khác biệt đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là hệ tiêu hóa còn non trẻ của trẻ sơ sinh.
Các mẹ có thể tham khảo sự đối sánh được TS.ĐD. Phùng Thị Thanh Vân (Điều dưỡng Trưởng khoa Sanh Bệnh viện Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh) đưa ra như sau:
Sự khác nhau giữa Sữa mẹ và Sữa bò
Sữa mẹ
Sữa bò
Ít đạm hơn, phù hợp với trẻ sơ sinh
Nhiều đạm hơn sữa mẹ, không thích hợp đối với trẻ
Dễ tiêu hóa
Khó tiêu hơn
Không gây dị ứng và tiêu chảy
Dễ bị tiêu chảy hoặc mắc các bệnh dị ứng do tính không dung nạp với sữa nhân tạo
Có vai trò kháng khuẩn
Không có vai trò kháng khuẩn
Nhiều sinh tố A, C
Lượng sắt cao
Lượng sắt thấp
Nhiều kháng thể
Không có kháng thể
Theo các nghiên cứu khoa học, sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng sau sinh để đảm bảo có được sức để kháng ổn định, hệ tiêu hóa tốt và quá trình phát triển trí não tốt.
7. Dấu hiệu báo rằng bé đang đói
Đối với người chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là người lần đầu làm mẹ, sẽ có vô số những vấn đề cần được giải đáp tương tự nhau như: "Đâu là dấu hiệu báo rằng bé đang đói?", "Con có đang đói không?", "Khi nào trẻ đòi bú?", "Khi nào cần cho con bú?", ....
Trẻ đòi bú là biểu hiện của việc con đang đói. Theo TS.ĐD. Phùng Thị Thanh Vân (Điều dưỡng Trưởng khoa Sanh Bệnh viện Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh), có nhiều dấu hiệu báo rằng bé đang đói.
Theo đó, nếu bị đói, trẻ sẽ 'báo động' cho bố mẹ thông qua những biểu hiện như:
- Khóc
- Liếm môi
- Thè lưỡi
- Mút hoặc liếm bàn tay, ngón tay
- Miệng mở, đóng thường xuyên
- Quay đầu tìm kiếm
Khi bé có những biểu hiện thông thường nêu trên, người chăm sóc nên kiểm tra bé và cho bé ăn kịp thời.
Tuy nhiên, các chuyên da điều dưỡng cũng lưu ý rằng, việc trẻ quấy khóc hoặc làm ra những hành động gây chú ý tới người chăm sóc ngoài việc đòi ăn còn có thể là dấu hiệu cho những vấn đề khác ở trẻ.
Khi trẻ có phản ứng, bạn nên bình tĩnh dỗ bé trước khi cho bé bú. Tiếp đó, mẹ nên ôm bé sao cho con có được tư thế ăn thoải mái nhất để tránh những căng thẳng về tinh thần và thể chất cho cả mẹ và bé.
8. Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào trong 10 ngày đầu?
Theo các chuyên gia về sinh sản, dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh sẽ tăng lên từng ngày theo sự phát triển của cơ thể. Việc nắm rõ kích thước dạ dày của trẻ trong thời gian này sẽ giúp mẹ biết được cần cho con bú lượng sữa như thế nào là phù hợp nhất.
Theo ThS.ĐD. Phùng Thị Thanh Vân (Điều dưỡng trưởng Khoa Sanh - Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM), trong 1 - 2 ngày đầu chào đời, dạ dày trẻ chỉ có dung tích từ 5-7ml, tương đương với một hòn bi. Ở thời điểm này, lượng sữa non do cơ thể mẹ tiết ra sẽ đáp ứng phù hợp với nhu cầu ăn của bé.
Vào giai đoạn ngày thứ 3 - 6 sau sinh, dạ dày của trẻ đã có sự phát triển đáng kể. Theo đó, kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh ở thời điểm này sẽ tương đương với một quả bóng bàn. Do đó, mỗi cữ bú, bé sẽ cần một lượng từ 22-27 ml sữa mẹ.
Vào ngày thứ 10 sau sinh, dạ dày trẻ đã có thể phát triển với kích thước tương đương một quả trứng gà lớn. Thông thường, mỗi bữa ăn bé sẽ hấp thụ được khoảng từ 60 - 81ml sữa.
Tuy nhiên, chuyên gia điều dưỡng Phùng Thị Thanh Vân cũng lưu ý rằng, tùy vào cơ địa và nhu cầu ăn của bé, mẹ có thể tự cân nhắc để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này.
TNên tránh tình trạng bé bị quá đói hoặc quá no sẽ dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa.
9. Thế nào là tư thế cho con bú đúng?
Tư thế cho con bú là yếu tố vô cùng quan trọng giúp con tránh khỏi các vấn đề như sặc sữa và nôn trớ sau khi ăn, đầy hơi,.... Việc có một tư thế bú đúng cũng giúp trẻ ăn sữa dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp cơ thể mẹ giảm áp lực lên các vùng cơ và xương.
Theo ThS.ĐD. Phùng Thị Thanh Vân (Điều dưỡng trưởng Khoa Sanh Bệnh viên Hùng Vương TP.HCM), một tư thế cho con bú đúng cần đảm bảo các yếu tố sau:
Tư thế thân người:
- Cơ thể trẻ sát cơ thể mẹ
- Đảm bảo tai, vai, hông trẻ trên một đường thẳng
- Mặt trẻ quay vào vú và mũi trẻ đối diện với núm vú
- Cơ thể trẻ được nâng đỡ hoàn toàn
Theo đó, mẹ có thể áp dụng 3 tư thế cho trẻ bú đúng như sau:
Cách 1: Mẹ ngồi trên ghế, sử dụng phần cánh tay nâng đỡ đầu và thân bé, trong khi đó, bàn tay sẽ nâng mông và đùi trên của bé sao cho phần đầu và thân được thẳng trục và ổn định trong suốt quá trình ăn sữa.
Ở tư thế này, mẹ cũng nên dùng tay nâng bầu sữa để hỗ trợ bé ngậm bắt vú tốt hơn.
Cách 2: Mẹ nằm nghiêng trên đệm/ giường và đặt bé nằm song song với cơ thể mẹ. Tiếp đó, kê đầu vú vào miệng bé để bé ngậm bắt vú đúng cách.
Đối với cách làm này, mẹ có thể sử dụng 1 cánh tay ôm phía sau hoặc kê chăn/gối vừa phải để tạo điểm tự vững chắc cho bé lúc bú mẹ.
Cách 3: Mẹ có thể ngồi tựa lưng thoải mái, sau đó cho em bé nằm trên bụng mình và nâng đỡ bầu sữa hỗ trợ con ngậm bú. Tư thế này rất được khuyến khích bởi cả mẹ và bé đều có được tư thế thoải mái, mẹ tránh phải nâng đỡ bé trong suốt quá trình.
Mặc dù máy hút sữa đang dần phổ biến và trở nên hữu ích đối với các bà mẹ trong thời kỳ đang cho con bú, tuy nhiên, việc massage và nặn sữa bằng tay trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sẽ mang lại những lợi ích ưu việt hơn trong những trường hợp sau đây:
- Ngực bị căng tức và sưng nhức do tắc tia sữa
- Duy trì nguồn sữa đều đặn khi trẻ không chịu bú sữa mẹ trực tiếp
- Bé gặp khó khăn trong việc ngậm bắt vú và cần ăn sữa từ bình
- Việc sử dụng máy hút sữa gây đau đớn và tổn thương vùng bầu ngực
Vậy, làm thế nào để có thể thực hiện massage ngực đúng cách?
Kỹ thuật massage vú tiêu chuẩn trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ
Để có thể thực hiện massage vú đúng cách nhằm duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào trong thời kỳ cho con bú, mẹ nên thực hiện đầy đủ các bước sau:
Chuẩn bị công cụ hỗ trợ
Khi thực hiện massage vú, mẹ nên chuẩn bị dầu ô liu hoặc các loại dầu massage da phù hợp, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé
Một miếng khăn ấm
Chuẩn bị thực hiện massage vú
- Rửa tay sạch, sau đó chọn một vị trí và tư thế massage thoải mái nhất cho cơ thể.
- Đắp miếng khăn ấm lên bầu ngực đang căng sữa và chờ trong chốc lát
- Đổ dầu massage ra tay và làm ấm 2 bàn tay
- Bắt đầu thực hiện xoa bóp theo kỹ thuật được các chuyên gia hướng dẫn
Thực hiện massage vú theo 4 bước tiêu chuẩn
Bước 1: Massage vòng tròn quanh bầu vú
Bước 2: Một tay đỡ bầu vú ở phía dưới, một tay massage bầu vú theo chiều từ trên xuống thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương các tuyến sữa
Bước 3: Dùng đầu ngón cái ấn vào vùng gần đầu ti, vuốt xuống và dùng ngón cái và ngón trỏ bóp vào đầu ti và vuốt nhẹ.
Bước 4: Sau khi đã nặn sữa và bầu ngực hết tình trạng căng cứng, đau nhức mẹ dùng khăn sữa sạch vệ sinh đầu vú.
11. Nguyên nhân nào khiến các mẹ bị tắc tia sữa sau sinh?
Các nguyên nhân thông thường dẫn đến tắc tia sữa có thể kể đến bao gồm:
- Dòng sữa mẹ không được kích thích: Điều này có thể là do bé không bú thường xuyên hoặc không cho bé bú ngay sau giờ đầu sau sinh.
- Sữa mẹ ít dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem quá khắc nghiệt theo quan niệm cũ
- Mẹ có quá nhiều sữa và lượng sữa này không được hút hết ra ngoài để chuẩn bị cho đợt sản xuất tiếp theo.
- Mẹ mang áo ngực quá chặt khiến bầu sữa chịu áp lực từ đó làm dòng chảy của sữa không đều
- Mẹ mang áo ngực quá rộng cũng làm cho bầu ngực chảy xệ và gây áp lực lên tuyến sữa
- Mẹ bị căng thẳng, stress gây ảnh hưởng tới việc sản sinh ra hormone và làm sòng sữa chảy chậm.
Ngoài ra, tùy vào cơ địa và tình trạng của từng mẹ sau sinh, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa cũng sẽ khác nhau.
Khi gặp tình trạng tắc tia sữa trong nhiều ngày, các mẹ cần tìm tới các tư vấn y tế từ các chuyên gia, bác sĩ và điều dưỡng sản khoa để kịp thời có biện pháp khắc phục, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm gây tổn hại sức khỏe.
Câu trả lời có sự tư vấn chuyên môn của Ths.ĐD. Võ Thị Ngọc Diệp - Trưởng phòng Điều dưỡng tại Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Dấu hiệu tắc tia sữa sau sinh, các mẹ cần đặc biệt lưu ý!
Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp ở các mẹ vài ngày sau sinh do các ống dẫn sữa bị tắc nghẽn gây sản trở dòng sữa. Việc bị tắc tia sữa thường khiến mẹ cảm thấy khó chịu và thậm chí còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe bà mẹ sau sinh.
Việc nhận biết sớm dấu hiệu của tình trạng tắc tia sữa sẽ giúp các mẹ có biện pháp xử lý kịp thời, từ đó, đảm bảo sức khỏe tốt nhất trong quá trình nuôi con.
Một số dấu hiệu cơ bản giúp nhận biết dấu hiệu tắc tia sữa bao gồm:
- Vú căng to hơn bình thường, cảm giác cương đau
- Vú không tiết sữa ra được khi cho bé bú hay chỉ tiết ra một lượng rất nhỏ
- Sữa tiết ra có nhiều hạt, sợi hoặc đặc hơn bình thường (có thể quan sát bằng mắt thường)
- Cơ thể bị sốt, cảm giác mệt mỏi, đau đầu kéo dài
- Dùng tay cảm nhận có thể sờ thấy các khối tròn cứng, đau trên ngực
Câu trả lời có sự tư vấn chuyên môn của Ths.ĐD. Võ Thị Ngọc Diệp - Trưởng phòng Điều dưỡng tại Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh.
13. 5 cấp độ tắc tia sữa nguy hiểm và dấu hiệu nhận biết
Tắc tia sữa là tình trạng xảy ra khá phổ biến đối với các bà mẹ sau sinh. Việc xử lý tắc tia sữa càng sớm sẽ càng đơn giản, ngược lại, nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới các vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và bé.
Sau đây là dấu hiệu của 5 cấp độ tắc tia sữa nguy hiểm mẹ cần biết:
Cấp độ 1: Cương sữa sinh lý
- Thường xuất hiện từ 2 - 7 ngày sau sinh
- Bầu ngực thường xuyên bị đau nhức và nóng
- Bầu ngực căng tức kéo dài nhưng không thể hút ra sữa
- Ngực chỉ căng, không có cục cứng xuất hiện gây đau
- Mẹ không sốt hoặc chỉ bị sốt nhẹ
Cấp độ 2: Tắc tia sữa nhiều tia
- Bầu sữa bắt đầu xuất hiện các cục cứng, gồ ghề có thể cảm nhận bằng tay khi sờ nắn
- Sữa không thể tiết ra hoặc tiết ra rất ít
- Sờ vào bầu ngực thấy đau
- Bầu ngực thường xuyên nóng, đồng thời mẹ có dấu hiệu sốt
Cấp độ 3: Tắc tia sữa có cục cứng sưng tấy
- Sờ thất bầu ngực có nhiều cục cứng gây đau nhức
- Không thể vắt sữa từ bầu ngực
- Đầu ti đau, nổi những nốt màu trắng
- Khi bé ti mẹ cảm thấy ớn lạnh khắp cơ thể
Cấp độ 4: Viêm tia sữa
- Bầu ngực bị đau nhức nhiều
- Cơ thể bị sốt cao liên tục
- Xuất hiện tình trạng ớn lạnh toàn thân
- Núm vú tiết dịch màu trắng, màu đục hoặc thậm chí có vệt máu
Cấp độ 5: Áp xe
- Bầu ngực xuất hiện vết phồng lớn có thể quan sát bằng mắt
- Phần da bao phủ trên ổ áp xe có dấu hiệu đỏ, sưng nề
- Sờ vào vết sưng thấy mềm do chứa mủ
- Cảm giác đau nhức nhiều kéo dài liên tục
- Cơ thể sốt cao liên tục, mất sức, mệt mỏi
Khi xuất hiện các dấu hiệu trên, mẹ cần kịp thời xử lý phù hợp hoặc tìm tới sự hỗ trợ y tế chuyên môn để đảm bảo sức khỏe, tránh các hậu quả kéo theo.
Câu trả lời có sự tư vấn chuyên môn của Ths.ĐD. Võ Thị Ngọc Diệp - Trưởng phòng Điều dưỡng tại Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Hậu quả nghiêm trọng khi không xử lý tắc tia sữa kịp thời
Tình trạng tắc tia sữa rất phổ biến sau sinh và không khó để xử lý ở những ngày đầu xuất hiện, tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và để kéo dài, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Gây tổn thương mô tuyến vú: Tình trạng tắc tia sữa nhiều lần hoặc tắc tia sữa nhưng không được điều trị đúng cách sẽ gây tổn thương tới các mô tuyến vú, từ đó làm giảm khả năng tiết sữa sau này.
- Gây viêm tuyến vú: Việc ngó lơ tình trạng tắc tia sữa sẽ dễ dàng gây nên tình trạng nhiễm trùng tuyến sữa. Điều này sẽ gây viêm tuyến vú và khiến mẹ gặp phải các triệu chứng bệnh lý phổ biến như: sốt, đau nhức toàn thân, ớn lạnh, sưng đau bầu ngực dài ngày.
- Áp xe vú: Đây là hồi chuông báo động cao nhất đối với tình trạng tắc tia sữa ở bà mẹ sau sinh. Trong trường hợp tình trạng tắc tia sữa bị kéo dài và không được điều trị đúng các sẽ khiến tuyến sữa bị nhiễm trùng và viêm nghiêm trọng, từ đó gây nên những khối mủ gọi là áp xe. Thường thì tình trạng này cần tới sự can thiệp của bác sĩ để hút mủ và điều trị viêm.
Các chuyên gia khuyến cao, bà mẹ sau sinh nếu bị tắc tia sữa cần điều trị sớm nhất có thể để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Câu trả lời có sự tư vấn chuyên môn của Ths.ĐD. Võ Thị Ngọc Diệp - Trưởng phòng Điều dưỡng tại Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh.