Các mũi tiêm chủng quan trọng cần thực hiện cho trẻ sơ sinh

Các mũi tiêm chủng quan trọng cần thực hiện cho trẻ sơ sinh

Tiêm phòng là một trong những phần quan trọng của chương trình y tế dự phòng góp phần hoàn thiện hệ thống miễn dịch cho trẻ sơ sinh. Đây là phương pháp giúp trẻ phòng bệnh và chống lại nguy cơ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Vậy các mũi tiêm chủng quan trọng cần thực hiện cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của việc tiêm chủng vắc xin đầy đủ đối với trẻ sơ sinh

Tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo từng độ tuổi là quy định của bộ y tế cho trẻ mới chào đời. Không chỉ đơn giản là bảo vệ sức khỏe cho con, vắc xin còn có các vai trò quan trọng như:

  • Ngăn chặn bệnh truyền nhiễm: Mục tiêu chính của vắc xin chính là ngăn sự lây nhiễm của các vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Việc tiêm phòng tạo ra hệ miễn dịch đối với các loại vi rút này khi khả năng miễn dịch của cơ thể không đáp ứng.
  • Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Tiêm phòng không chỉ mang lại lợi ích cho một cá thể mà còn ngăn ngừa sự lan rộng của bệnh trong môi trường cộng đồng xung quanh. Khi nhiều các cá thể trong cộng đồng được tiêm ngừa, bệnh truyền nhiễm sẽ suy yếu hoặc biến mất, gia tăng sức khỏe cộng đồng và cả những người chưa tiêm phòng.
  • Giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh: Một số trường hợp đã tiêm ngừa nhưng vẫn có thể mắc bệnh. Lúc này vắc xin đóng vai trò như một liều thuốc giảm mức độ nghiệm trọng của các triệu chứng, tỷ lệ biến chứng của bệnh cũng thấp hơn.
  • Giảm chi phí y tế: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khi bệnh truyền nhiễm lan rộng biến chứng nguy hiểm, việc điều trị gây ra gánh nặng chi phí cho cả cá nhân và hệ thống y tế. Tiêm phòng đầy đủ chính là cách phòng bệnh tốt và hiệu quả nhất.
vaccine-cho-tre-so-sinh

Điều quan trọng mà chúng tôi cần nhắc lại, hãy bảo vệ sức khỏe cho con và cộng đồng bằng cách tuân thủ lịch tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo sự hướng dẫn và chỉ đạo của bác sĩ và cơ quan y tế.

Tổng hợp các mũi tiêm chủng quan trọng cần thực hiện cho trẻ sơ sinh

Như đã nói ở trên, việc tiêm phòng đủ rất cần thiết và cần tuân thủ theo đúng lịch tiêm chủng bộ y tế đề ra. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, bé sẽ được chỉ định tiêm phòng các mũi vắc xin phù hợp. Ba mẹ hãy nắm bắt rõ thông tin các mũi tiêm chủng quan trọng cần thực hiện cho trẻ sơ sinh trong từng giai đoạn sau:

1.    Giai đoạn mới sinh

Trong giai đoạn mới sinh, bé sẽ được chỉ định tiêm vắc xin viêm gan B, lao trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc càng sớm càng tốt. Đây là mũi tiêm đầu đời vô cùng cần thiết và quan trọng bảo vệ trẻ trước nguy cơ lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con

Viêm gan siêu vi B là nguyên nhân chính chiếm hơn 80% các trường hợp gây ung thư nguyên phát. Nếu thai phụ bị viên gan B, khả năng truyền nhiễm cho con từ 30% đến 40%.

Virut viêm gan B có thể truyền nhiễm khi thai nhi còn trong bụng, lúc sinh hoặc sau sinh. Tuy nhiêm nếu trẻ được tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu mới sinh, hiệu quả bảo vệ lên tới 95%.

Bên cạnh đó là vắc xin phòng chống bệnh lao. Trường hợp bé không được tiêm phòng nếu mắc chứng lao có thể lan qua các cơ quan khác như xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và não. Biến chứng của lao vô cùng nguy hiểm. Chúng gây bệnh bại liệt tay chân ở trẻ, suy giảm trí nhớ hoặc rối loạn tâm thần, thậm chí là động kinh hoặc bại não.

560050tc1-8549

2.    Giai đoạn 1 tháng tuổi

Trường hợp mẹ mắc bệnh viêm gan B, bé sẽ được tiêm liều 2 của vắc xin phòng bệnh viêm gan B khi được 1 tháng tuổi.

Nếu mẹ không nhiễm viruts này, thì liều 2 của vắc xin gan B sẽ chuyển qua tiêm vắc xin kết hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 – dạng vắc xin chứa thành phần phòng viruts viêm gan B được tiêm ở giai đoạn trẻ 2 tháng tuổi.

3.    Giai đoạn trẻ 2 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ được tiêm phòng vắc xin liên quan tới bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng lão và phổi.

Hiện nay có hai dạng vắc xin phổ biến là vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1. Đây là dạng vắc xin có thể phòng ngừa nhiều chủng bệnh trong 1 mũi tiêm và được tiêm nhắc lại các lần tiếp theo trong giai đoạn 2-24 tháng tuổi.

Vắc xin 5 trong 1 phòng chống các bệnh bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm gan B. Vắc xin kết hợp tiêm 1 mũi, hiệu quả bảo vệ được 5 bệnh nêu trên.

Vắc xin 6 trong 1 ngoài bảo vệ trẻ khỏi 5 chủng bệnh trên, bổ sung thêm phòng ngừa nhiễm khuẩn do vi khuẩn HiB gây ra. Đây là dạng vi khuẩn nguy hiểm gây viêm màng não và viêm phổi và nhiều bệnh khác do Haemophilus influenzea. Cũng như dòng vắc xin 5 trong 1, vắc xin 6 trong 1 cũng được kết hợp trong 1 mũi tiêm.

Ngoài ra trẻ cần tiêm thêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 1) lúc trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên.

Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều 1) – sử dụng ở dạng đường uống phòng bệnh tiêu chảy nặng do sự lẫy nhiễm của viruts Rotavirus.

4.    Giai đoạn 3 tháng tuổi

Tại giai đoạn bé được 3 tháng tuổi, ba mẹ tiếp tục cho con tiêm mũi tiếp theo (mũi thứ 2) của vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1. Việc tiêm bổ sung lần 2 cần thực hiện đúng theo lịch bác sĩ thông báo trước đó.

Cùng với đó là mũi 2 của vắc xin  phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu và liều 2 (vắc xin đường uống) của vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus.

Khi vắc xin được tiêm nhắc lại, hiệu quả của vắc xin được gia tăng đồng thời kéo dài thời gian bảo vệ cho sức khỏe của trẻ.

5.    Giai đoạn bé được 4 tháng tuổi

Qua độ tuổi 4 tháng, trẻ tiếp tục tiêm mũi thứ 3 của vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1. Hiệu quả bảo vệ lúc này của vắc xin sẽ tốt hơn lần 2, tạo ra hệ miễn dịch khỏe mạnh, đảm bảo cho trẻ chống lại bệnh tật.

Tiêm lần 3 vắc xin phòng chống viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu và liều 3 (vắc xin đường uống) của vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus.

6.    Giai đoạn 6 tháng tuổi

Tiêm mũi 1 vắc xin phòng viêm màng não do mô do não mô cầu tuýp B,C và mũi 1 vắc xin phòng cúm cho trẻ.

7.    Giai đoạn 7 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, ba mẹ cho trẻ tiêm mũi 2 vắc xin phòng viêm màng não do mô do não mô cầu tuýp B,C và mũi 2 vắc xin phòng cúm.

8.    Giai đoạn bé 9 đến 12 tháng tuổi

Ba mẹ thực hiện tiêm 4 loại vắc xin sau:

  • Vắc xin phòng bệnh sởi hoặc vắc xin 3 trong 1 phòng sởi- quai bị- rubella
  • Viêm màng não do mô cầu tuýp A, C, Y, W-135: Thực hiện tiêm mũi 1
  • Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
  • Vắc xin phòng bệnh thủy đậu tiêm khi bé được 12 tháng tuổi (mũi 1)
tiem_phong_cho_tre_so_sinh_1_3868f736d9

9.    Giai đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi

Các mũi tiêm phòng cho bé từ 12 đến 24 tháng tuổi bao gồm:

  • Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản
  • Vắc xin phòng bệnh thủy đậu (mũi 2) tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng
  • Vắc xin phòng bệnh viêm gan A (mũi 1), mũi 2 tiêm nhắc lại sau 6-18 tháng
  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B và phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea (tiêm mũi 4 vắc xin 6 trong 1) khi bé 18 tháng tuổi và phải hoàn thành trước 24 tháng.
  • Vắc xin phòng thương hàn: Tiêm khi trẻ đủ 24 tháng tuổi và có thể nhắc lại mũi 2 sau 3 năm để vắc xin đạt hiệu quả tốt.

Để phòng bệnh tốt cho trẻ, các mũi tiêm chủng quan trọng cần thực hiện cho trẻ sơ sinh theo đúng lịch và khuyến cáo từ bộ y tế. Nếu trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, tiêm chủng muộn sẽ là điều kiện cho vi khuẩn và viruts xâm nhập hệ thống miễn dịch và gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ. Bảo vệ cho con bằng các tiêm ngừa đầy đủ cũng là cách bạn bảo vệ cho sức khỏe của mình và cộng đồng xung quanh.

Bài viết được thực hiện dưới sự tư vấn chuyên môn của TS.ĐD. Phùng Thị Thanh Vân (Điều dưỡng Trưởng khoa Sanh Bệnh viện Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chia sẻ

John Doe

Hue Nguyen

Đăng ký bản tên của chúng tôi