Cần làm gì khi bé bị vàng da?

Cần làm gì khi bé bị vàng da?

Trẻ sau sinh một vài ngày thường có biểu hiện vàng da, đây là hiện tượng sinh lý bình thường và có thể tự động khỏi sau một đến hai tuần.

Trong hầu hết các trường hợp bệnh không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, có thể tự giới hạn và tự khỏi. Tuy nhiên một số trường hợp trẻ bị vàng da nặng kéo dài có thể dẫn tới bệnh não hoặc di chứng thần kinh.

Vậy cha mẹ cần làm gì khi bé bị vàng da? Phân biệt mức độ nguy hiểm vàng da sau sinh như thế nào? Chúng tôi sẽ phân tích ngay trong bài viết dưới đây.

benh-vang-da-o-tre-so-sinh-1-1565347582-464-width640height480_schema_article

Nhận biết trẻ bị vàng da như thế nào?

Vàng da ở trẻ sơ sinh do một chất gọi là bilirubin (được tạo ra trong cơ thể) tăng cao trong máu gây tình trạng đổi màu vàng da và ở mắt. Khoảng 60% trẻ đủ tháng và 80% trẻ sinh non bị vàng da trong tuần đầu tiên sau sinh.

Ba mẹ có thể nhận biết bệnh vàng da ở trẻ thông qua các cách dưới đây:

  • Khi quan sát toàn bộ cơ thể trẻ dưới ánh đèn hoặc ánh sáng mặt trời, nếu có sự thay đổi màu vàng ở da, bạn có thể thấy rõ nhất là ở mặt. Vàng da cũng có thể quan sát ở ngực, bụng, cánh tay và chân
  • Ba mẹ kiểm tra bằng cách ấn một ngón tay lên trán hoặc mũi của trẻ. Khi rút ngón tay ra nếu da trẻ có màu vàng thì tức là biểu hiện của bệnh
  • Có thể theo dõi thêm khi ấn ngón tay vào các điểm nổi bật ở xương, ngực, hông và đầu gối để phát hiện tình trạng vàng da ở trẻ có trầm trọng hơn không.
  • Trong thời gian sau sinh tại bệnh viện, hay kiểm tra kỹ dấu hiệu vàng da ở trẻ, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ, y tá khi đi tái khám để xác định chính xác mức độ vàng da của con.

Mức độ nguy hiểm của bệnh vàng da sau sinh

Như đã nói ở trên, vàng da sau sinh là biểu hiện bình thường của trẻ hay còn gọi là vàng da sinh lý. Tuy nhiên vàng da có thể trở thành bệnh lý khi chúng tiến triển nặng.

Hiện tượng vàng da sinh lý sẽ tự hết dần khi gan của trẻ phát triển và trẻ bắt đầu ăn, đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể. Thời gian để hiện tượng này biến mất thường kéo dài khoảng 1-3 tuần sau sinh.

Ngược lại, có những trường hợp lượng bilirubin gián tiếp trong máu quá cao vượt ngưỡng sinh lý khiến tình trạng vàng da kéo dài trở thành bệnh lý.

re-so-sinh-bi-vang-da-keo-dai-cha-me-can-luu-y-gi-5

Biến chứng nguy hiểm của vàng da kéo dài

Nếu để trẻ bị vàng da kéo dài lâu ngày có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:

  • Bại não cấp tính: Khi lượng bilirubin trong cơ thể trẻ tăng cao, sẽ gây độc tới các tế bào bộ não. Nếu thấy bé bị vàng da đồng thời có các biểu hiện như ngủ li bì, không tập trung hoặc khóc nhiều, bỏ bú và sốt cao, ba mẹ cần nghĩ ngay tới tình trạng bại não cấp tính. Tình trạng nguy hiểm hơn, khi bilirubin đi vào trong não gây biến chứng nghiêm trọng
  • Vàng da nhân: Tình trạng bilirubin vượt giới hạn cho phép, gan không thải độc kịp, trẻ có nguy cơ mắc bệnh vàng da nhân. Bệnh này gây nguy hiểm tổn thương não không hồi phục.

Cần làm gì khi bé bị vàng da?

Đối với tình trạng vàng da sinh lý, cha mẹ có thể thực hiện chăm sóc con như sau:

  • Sử dụng nguồn sữa mẹ và cho bé bú tích cực
  • Giữ vệ sinh thân thể cho trẻ đặc biệt là vùng rốn và các vùng da khác
  • Giữ ấm cho trẻ sau sinh, không để trẻ mắc các bệnh ngoài da khác
  • Ba mẹ nên tắm nắng cho trẻ đúng cách để bệnh vàng da nhanh khỏi
  • Thường xuyên theo dõi các vùng da của trẻ, cần cho bé đi tái khám hoặc nếu bé có biểu hiện vàng da bất thường cần đưa con tới ngay bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Trường hợp con bị vàng da kéo dài, kèm theo tình trạng khóc quấy, bỏ bú hoặc sốt, ba mẹ không được tự ý chữa bệnh cho con bằng các phương pháp dân gian. Hãy đưa trẻ tới bệnh viện để được điều trị đúng cách.

chieu_den_vang_da_o_tre_so_sinh_0_c38ea48339

Tùy vào tình trạng và diễn biến của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp như:

  • Chiếu đèn: Mục đích của phương pháp này là chuyển hóa bilirubin tự do thành dạng có thể tan trong nước, từ đó cơ thể trẻ sẽ ra ngoài nhanh hơn. Đây là cách phổ biến điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh vừa hiệu quả lại an toàn.
  • Thay máu cho trẻ: Khi diễn biến của bệnh vàng da quá nặng, trẻ bị vàng da lan tới tay chân và rối loạn tri thức, phương pháp thay máu sẽ được tiến hành.

Phòng ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Để tránh dẫn tới tình trạng vàng da kéo dài và các biến chứng nguy hiểm khác, cha mẹ cần lưu ý phòng bệnh cho con theo hướng dẫn sau:

  • Sàng lọc: Các bác sĩ luôn khuyến cáo rằng tất cả trẻ sau khi sinh cần được kiểm tra tình trạng vàng da trước khi xuất viện và vài ngày sau khi xuất viện. Trường hợp bé bị vàng da trước 24 giờ tuổi, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm để kiểm tra nồng độ bilirubin.
  • Quan sát trong quá trình chăm sóc con: Hơn ai hết, những người thân của bé khi chăm sóc trẻ cần phải theo dõi thường xuyên tình trạng vàng da ở trẻ. Không trì hoãn đưa trẻ tới bệnh viện nếu có các biểu hiện lạ hoặc vàng da nặng hơn. Điều này là nguy cơ gây ra biến chứng trầm trọng không thể hồi phục.
  • Điều trị đúng cách và kịp thời: Khi nồng độ bilirubin ở trẻ tăng cao nên được điều trị ngay để giảm nồng độ bilirubin một cách an toàn và không tự ý chữa chạy tại nhà nếu chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
15440055207392671555

Trên đây là một số thông tin quan trọng về quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh giúp cha mẹ hiểu rõ hơn mình cần làm gì khi bé bị vàng da. Vàng da là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là bệnh lý nghiêm trọng gây nguy hiểm cho con nếu không được phát hiện.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ba mẹ có phương pháp chăm sóc trẻ vàng da đúng cách. Chúng tôi khuyên bạn nên theo dõi trẻ vàng da thường xuyên, nếu có biểu hiện lạ hãy tới gặp bác sĩ để xử lý kịp thời. Chúc các thiên thần nhỏ sẽ luôn khỏe mạnh và nhanh khỏi bệnh.

Bài viết được thực hiện dưới sự tư vấn chuyên môn của TS.ĐD. Phùng Thị Thanh Vân (Điều dưỡng Trưởng khoa Sanh Bệnh viện Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh)

Chia sẻ

John Doe

Hue Nguyen

Đăng ký bản tên của chúng tôi