Có bao nhiêu loại sữa mẹ? Vai trò của chúng đối với trẻ sơ sinh là gì?

Có bao nhiêu loại sữa mẹ? Vai trò của chúng đối với trẻ sơ sinh là gì?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng toàn diện cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Sữa mẹ là thực phẩm đặc biệt được cơ thể mẹ tiết ra nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu phát triển của con.

Khoa học đã chứng minh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng toàn diện đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ giúp cung cấp tổng thể các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ như: protein, chất béo, đường, vitamin và khoáng chất, các chất kháng thể,...

chocon-bu-1265-1660984816

Các thành phần có trong sữa mẹ sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển hệ miễn dịch và trí não đối với trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ được các chuyên gia khuyến nghị thực hiện trong ít nhất 6 tháng đầu sau sinh nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu sinh dưỡng của trẻ sơ sinh và cơ thể con xây dựng nền tảng sức khỏe tốt.

Cùng với sự hỗ trợ chuyên môn từ chuyên gia, trong các nội dung dưới đây, Babie & Mom Care sẽ giúp các mẹ hiểu về các loại sữa mẹ và vai trò của từng loại sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé!

Có bao nhiêu loại sữa mẹ?

Chắc chắn rằng đối với những người lần đầu làm mẹ việc biết rằng có nhiều loại sữa mẹ khác nhau là một kiến thức vô cùng mới mẻ.

Các nghiên cứu lâm sàng thực tế cho thấy, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng với sự biến đổi kỳ diệu nhằm đáp ứng cho nhu cầu nạp năng lượng vào từng giai đoạn khác nhau của trẻ nhỏ.

Về cơ bản, sữa mẹ được chia làm 3 loại, bao gồm: Sữa non, Sữa Chuyển tiếp và Sữa Trưởng thành. Mỗi loại sữa mẹ khác nhau đều được cơ thể mẹ đặc biệt tạo ra nhằm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn phát triển khác nhau.

Cụ thể như sau:

Sữa non

sua-non-uong-co-tac-dung-gi-3

Sữa non là một loại sữa sánh đặc có màu vàng đậm hoặc cam nhạt, thường được cơ thể mẹ tiết ra trong 3-4 ngày sau sinh.

Theo các nghiên cứu lâm sàng, sữa non chứa ít chất béo nhưng rất giàu protein giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở những ngày đầu chào đời. 

Đặc biệt, loại sữa được sản xuất với số lượng ít này lại chứa lượng lớn kháng thể và các yếu tố miễn dịch giúp cơ thể trẻ được thanh lọc toàn diện sau khi chuyển từ môi trường trong bụng mẹ ra thế giới bên ngoài.

Các yếu tố kháng khuẩn và miễn dịch trong sữa non đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp cơ thể trẻ sơ sinh tránh khỏi các bệnh tiêu chảy và nhiễm trùng, do đó, nó con được gọi với cái tên khác là "Sữa miễn dịch".

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị người chăm sóc cần cho trẻ bú sữa non ngay trong 1 giờ đầu sau sinh.

Sữa chuyển tiếp

Trong giai đoạn kết thúc tiết sữa non và chuẩn bị tiết sữa trưởng thành, cơ thể mẹ sẽ bắt đầu tiết ra sữa chuyển tiếp. Loại sữa này thường xuất hiện trong giai đoạn từ 5 - 14 ngày sau sinh.

Đúng như tên gọi của nó, sữa chuyển tiếp có thành phần dinh dưỡng giao thoa giữa sữa non và sữa trưởng thành. Đồng thời, lượng sữa ở giai đoạn này cũng tăng lên đáng kể nhằm đáp ứng mức tiêu thụ lớn dần của trẻ.

2-me-bau-bao-nhieu-tuan-co-sua-non

Sữa trưởng thành

Sữa trưởng thành có màu trắng đục, loãng hơn nhiều so với sữa non.

So với sữa non, sữa trưởng thành được cơ thể mẹ sản xuất với số lượng lớn hơn rất nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu cấp nước và bổ sung chất sinh dưỡng cho trẻ nhỏ.

Về thành phần, trong sữa trưởng thành vẫn bao gồm đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như sữa non, tuy nhiên, tỷ lệ của các chất sẽ có sự thay đổi lớn. Theo đó, trong sữa trưởng thành chỉ chứa 50% các protein có trong sữa non nhưng lượng chất béo lại tăng dần theo thời gian nhằm đáp ứng với từng giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể con.

Thông thường, nếu mẹ về đủ sữa, trong 6 tháng đầu sau sinh các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu 'ăn' của trẻ, do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên sau sinh.

Từ các tháng sau đó, tùy theo tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của con, người chăm sóc có thể cân nhắc bổ sung thêm các loại sữa công thức phù hợp để đảm bảo đáp ứng với sự phát triển của con, tránh tình trạng trẻ chậm phát triển.

Từ tháng thứ 11 đến tháng thứ 18 sau sinh, nếu trẻ vẫn còn bú sữa mẹ, mẹ vẫn nên cho bé tập ăn dặm xen kẽ để bổ sung chất đầy đủ cho cơ thể.

Những yếu tố khác khiến thành phần sữa mẹ thay đổi 

Thành phần sữa mẹ thay đổi trong một cữ bú

Ngoài việc thay đổi thành phần theo từng giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, trong mỗi cữ bú, thành phần sữa mẹ cũng sẽ có sự thay đổi.

theo đó, trong mỗi cữ bú sẽ xuất hiên Sữa đầu bữa và Sữa cuối bữa. Trong đó, sữa đầu bữa chứa nhiều nước, protein và đường lactose giúp làm dịu cơn khát tức thì. Sữa cuối bữa sẽ chứa nhiều hàm lượng chất béo hơn so với sữa đầu bữa giúp thỏa mãn cơn đói của con.

pasted image 0

Thành phần của sữa mẹ thay đổi theo thời tiết

Tương tự như cơ chế vận hành của cơ thể, sữa mẹ trong từng loại hình thời tiết khác nhau cũng sẽ có thành phần khác nhau nhằm giúp trẻ nhỏ đáp ứng tốt nhất với điều kiện môi trường.

Ví dụ, trong thời tiết nóng, thành phần nước trong sữa sẽ chiếm tỉ lệ cao hơn nhằm giúp trẻ sơ sinh có đủ nước.

Tóm lại, sữa mẹ là dưỡng chất kỳ diệu và hoàn hảo nhất đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ nhỏ. Trong điều kiện cho phép, việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn nên được thực hiện trong ít nhất 6 tháng sau sinh nhằm giúp bé xây dựng nền tảng tốt nhất cho hệ thống miễn dịch và hệ thống thần kinh.

Việc hiểu rõ về các loại sữa mẹ khác nhau sẽ giúp các mẹ có sự điều chỉnh phù hợp trong việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho con trong từng giai đoạn phát triển khác nhau để bé được phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

Bài viết được hỗ trợ chuyên môn bởi Ths.ĐD. Võ Thị Ngọc Diệp - Trưởng phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Hùng Vương, TP. Hồ Chí Minh.

Chia sẻ

John Doe

Hue Nguyen

Đăng ký bản tên của chúng tôi