Đâu là màu sữa mẹ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh?

Đâu là màu sữa mẹ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh?

Sữa mẹ là nguồn thực phẩm dinh dưỡng được cơ thể người mẹ đặc biệt sản sinh ra để phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng và sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh khi chào đời.

Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, vitamin, khoáng chất và thành phần miễn dịch nhằm đáp ứng tốt nhất cho giai đoạn đầu tiên sao chào đời của con.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc trẻ được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời sẽ mang tới những lợi ích to lớn cho sự phát triển toàn diện của cơ thể và xây dựng hệ thống miền dịch bền vững cho con.

Để trả lời câu hỏi "Đâu là màu sữa mẹ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh?", trong nội dung dưới đây, Babies & Mom Care sẽ chia sẻ các thông tin hữu ích giúp các mẹ nắm bắt được bản chất của loại thực phẩm đặc biệt này.

sua-me-co-mau-gi-696x362

Các màu sữa mẹ phổ biến

Các nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng, tính từ khi cơ thể mẹ bắt đầu tiết sữa tới khi con được cai suwaxa, sữa mẹ trải qua 3 giai đoạn biến đổi cơ bản, bao gồm: Sữa non, Sữa chuyển tiếp và Sữa trưởng thành.

Với mỗi giai đoạn này, các thành phần có trong sữa mẹ sẽ có sự khác nhau nhằm đáp ứng cho từng giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh. Cũng chính vì điều này, màu sữa mẹ trong mỗi giai đoạn cũng có sự khác biệt.

Sữa non 

Đây là loại sữa vô cùng quý giá và quan trọng, được cơ thể mẹ tiết ra trong từ 1 - 2 tiếng sau sinh và duy trì tới ngày thứ 3 hoặc thứ 4 sau sinh.

Sữa non thường có màu vàng đậm hoặc cam nhạt do chứa nhiều beta-carotenin.

Sữa non nên là thực phẩm đầu tiên được bé nạp vào cơ thể bởi trong loại sữa này có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn và miễn dịch giúp trẻ làm sạch hệ tiêu hóa và phòng tránh các bệnh liên quan tới tiêu hóa.

Sữa chuyển tiếp

Sau thời kỳ sữa non, các thành phần có trong sữa mẹ bắt đầu thay đổi để đáp ứng cho những cơn đói và cơn khát của trẻ sơ sinh.

Màu của sữa chuyển tiếp thường là màu vàng nhạt hoặc trắng đục do có sự tăng giảm giữa các thành phần dinh dưỡng và lượng nước.

Sữa trưởng thành

Đây là loại sữa mẹ gắn bó với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong thời gian lâu nhất. Ở giai đoạn vài tuần sau sinh, cơ thể mẹ sẽ bắt đầu sản xuất ra sữa trưởng thành.

Đối với sữa trưởng thành, ngay trong 1 cữ bú của trẻ, màu sắc của sữa cũng sẽ có sự biến đổi do thành phần chất trong dòng sữa tiết ra thay đổi để đáp ứng nhu cầu giải tỏa cơn khát và cơn đói của con.

Cụ thể, sữa đầu bữa sẽ xuất hiện ở đầu cữ bú với các màu sắc phổ thông như: trắng đục, xanh non, xanh nhạt. Sở dĩ có màu sắc như vậy là do sữa đầu bữa chứa nhiều nước, protein và đường lactose. 

Các thành phần này khi được trẻ hấp thụ sẽ ngay lập tức làm dịu cơ khát khiết trẻ bình tĩnh trở lại và tận hưởng phần còn lại của 'bữa ăn'. Trong khi đó, phần sữa cuối bữa với hàm lượng chất béo cao hơn sẽ có màu trắng đục hoặc vàng đục giúp trẻ no bụng hoàn toàn.

Với các thông tin nêu trên, có thể thấy rằng, tùy vào từng giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ nhỏ, cơ thể mẹ sẽ tạo ra dòng sữa với màu sắc và thành phần khác nhau nhằm đáp ứng hiệu quả nhất cho nhu cầu tại chỗ của con.

Với từng giai đoạn, tùy theo cơ địa của mẹ, màu sắc của sữa sẽ có sự thay đổi nhưng cơ bản sẽ thường xuất hiện dưới các màu phổ biến, bao gồm: Vàng đạm, vàng cam, vàng nhạt, trắng đục, trắng trong.

Ngoài ra, nếu trong chế độ ăn của bà mẹ trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ được bổ sung nhiều rau xanh hoặc các loại thực phẩm có màu như cà rốt, củ dền, màu sắc của sữa mẹ cũng sẽ được 'pha trộn' thêm các màu đặc trưng của loại thực phẩm đó.

Vậy, khi cơ thể mẹ tiết ra những giọt sữa có màu sắc nêu trên, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì đó là nguồn sữa an toàn cho sức khỏe của con.

Cảnh báo những màu sữa mẹ lạ cần hỏi tư vấn chuyên gia

Sữa mẹ sẽ có đa dạng màu sắc khác nhau tùy cơ địa và chế độ ăn của mẹ sau sinh, tuy nhiên, nếu phát hiện những màu 'lạ' sau đây, bạn cần lập tức ngưng cho con bú và hỏi ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Cụ thể. nếu sữa mẹ có màu đen, đây là biểu hiện của việc mẹ sử dụng thuốc kháng sinh và các chất trong thuốc đã được hòa tan vào sữa mẹ. Nguồn sữa này không nên cho trẻ hấp thụ bởi có thể dẫn tới những ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của con.

1

Bên cạnh đó, nếu sữa của mẹ tiết ra có màu nâu rỉ sét, đây là dấu hiệu của việc sữa mẹ bị nhiễm máu. Trường hợp này thường xảy ra khi các tuyến sữa bị tổn thương do các tác động như massage vú không đúng cách hoặc vắt sữa sai kỹ thuật.

Loại sữa này cũng không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ và mẹ cũng cần sớm đi thăm khám để tránh các nguy cơ viêm nhiễm nếu tình trang này kéo dài trong nhiều ngày.

Màu sữa mẹ sẽ phản ánh trực tiếp chất lượng sữa mẹ dành cho con, do đó, mẹ nên chú ý màu sắc của sữa hằng ngày để kịp thời xử lý trong các trường hợp cần thiết.

Bài viết được hỗ trợ chuyên môn bởi Ths.ĐD. Võ Thị Ngọc Diệp - Trưởng phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Hùng Vương, TP. Hồ Chí Minh.

Chia sẻ

John Doe

Linh Lan

Đăng ký bản tên của chúng tôi