Mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không?

Trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch vô cùng yếu, do đó, trong những năm tháng đầu dời, bé cần được bảo vệ tốt khỏi những tác nhân gây bệnh. Vậy khi mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không?

Trong sữa mẹ có rất nhiều khoáng chất, vitamin và chất dinh dưỡng được chuyển hóa từ bữa ăn của mẹ vào cơ thể con. Tuy nhiên khi bị cảm cúm, hệ thống miễn dịch mẹ thường yếu hơn người bình thường, rất dễ bị virus cúm tấn công. Vậy mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không? Liệu con bú sữa có bị lây cúm từ mẹ? Trong bài viết này Babie & Mom Care sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này nhé!

Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm

me-bi-sot-1

Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp chủ yếu gây ra bởi virus cúm (Influenza virus). virus cúm tồn tại trong không khí có thể xâm nhập vào cơ thể khi tay bạn nhiễm viruts và chạm vào mắt, miệng. Đây là dạng bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan mạnh và bùng phát thành dịch.

Virus cúm thường lây truyền qua đường hô hấp. Chúng có thể lan qua sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc qua những hạt nước nhỏ li ti mà người bệnh bắn ra, thậm chí là qua các đồ đạc có nhiễm virus. Chính vì điều này, từ một người nhiễm cúm có thể lây ra cả một cộng đồng.

Một khi virus xâm nhập và gây bệnh thì cơ thể người bệnh sẽ có những biểu hiện điển hình như: Nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ho, có đờm ở họng, người sốt cao và mệt mỏi.

Bệnh cúm có thể tự khỏi, những cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não thậm chí là tử vong. Cần lưu ý đặc biệt với khi mắc cúm ở người có tiền sử mắc bệnh về tim phổi, thận, máu, suy giảm miễn dịch, người lớn trên 65 tuổi, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai.

Mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không?

a76d4702-9c2a-4e93-93d7-024489d2ff5e

Việc mẹ đang trong thời gian cho con bú bị mắc cúm hoàn toàn có thể xảy ra nếu bị nhiễm virus cúm, nhất là trong giai đoạn mùa dịch. Theo các nghiên cứu, hiện tại chưa có bằng chứng cụ thể chứng minh virus cúm có thể lây qua đường sữa mẹ. Như vậy "Mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không?", câu trả lời là có thể.

Tuy nhiên trong quá trình mẹ chăm con thường xuyên tiếp xúc, bồng bế và ôm ấp trẻ. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới virus thông qua đường hô hấp và tiếp xúc lây từ mẹ sang bé. Lúc này bạn cần chú ý tới biện pháp phòng ngừa bệnh cúm cho con.

Một số mẹ bỉm sử dụng thuốc hạ sốt và vitamin điều trị bệnh trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ sẽ cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì các hoạt chất trong thuốc có thể tiết qua sữa ảnh hưởng tới trẻ.

Sữa mẹ là thức ăn dinh dưỡng chính, khi mẹ bị cảm cúm có thể cho trẻ bú, tuy nhiên điều quan trọng nhất là cần phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cúm cho trẻ khi thường xuyên tiếp xúc gần với con.

Mẹ cần lưu ý gì khi cho con bú khi đang bị cúm

s1

Để bảo vệ sức khỏe cho con và tránh lây nhiễm cúm cho trẻ trong thời gian mắc bệnh, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh tay và đầu vú trước khi bế và con con bú: Việc tiếp xúc với trẻ có thể là nguyên nhân khiến virus lây lan từ mẹ sang con. Do vậy trước khi bế hoặc tiếp xúc với con, bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Trước khi cho con bú, mẹ dùng khăn sạch có nhúng nước ấm để lau qua và vệ sinh đầu vú. Việc này giúp tiêu diệt virus trước khi chúng tấn công trẻ.
  • Đeo khẩu trang thường xuyên: virus cúm lan truyền qua đường hô hấp và những hạt nước li ti khi bạn hắt hơi. do vậy hãy đeo khẩu trang thường xuyên để tránh lây nhiễm cho con và cộng đồng xung quanh. Nhất là lúc mẹ gần gũi và cho trẻ bú, khẩu trang giúp ngăn cách vurut từ hơi thở của mẹ lan ra môi trường không khí xung quanh.
  • Hạn chế ôm ấp gần gũi con: Trong thời gian mẹ bị cúm, bạn nên hạn chế tiếp xúc quá nhiều với con. Tuyệt đối không được hôn lên má hoặc cơ thể trẻ để tránh dính nước bọt có chứa virus.
  • Cách ly với trẻ: Trường hợp tình trạng cảm cúm diễn biến nặng, hoặc bị nhiễm loại virus cúm có độ lây lan cao, độc tính và biến chứng nguy hiểm, mẹ cần cách ly với trẻ. Tránh ngủ chung hay tiếp xúc với con. Mẹ vệ sinh sạch sẽ tay và bầu vú, tiệt trùng dụng cụ vắt sữa, đeo khẩu trang để vắt sữa cho con sử dụng dần.

Những điều mẹ nên làm để nhanh khỏi cảm cúm

073152-20190719_054331_381209_dau-dau-sau-sinh-1.max-800x800

Cúm là bệnh lây lan mạnh, do đó khi bị bệnh nhiều bà mẹ lo lắng virus tấn công sang trẻ sơ sinh trong thời gian cho con bú và chăm sóc trẻ. Mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau để điều trị bệnh cúm nhanh chóng hơn:

  • Nghỉ ngơi nhiều và hạn chế căng thẳng: Quá trình chăm con khá tốn nhiều sức và có thể khiến mẹ căng thẳng. Mẹ hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi để cơ thể thư dãn, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động tốt hơn khi mẹ có tâm trạng tốt.
  • Uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây chứa vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng
  • Sử dụng súp hoặc cháo ấm làm bữa ăn hằng ngày. Mẹ có thể nấu cháo tía tô thêm chút gừng nhỏ hoặc thịt bằm. Đây là món ăn giúp bổ sung dĩnh dưỡng giúp giải cảm rất tốt và cũng đảm bảo cho nguồn sữa mẹ.
  • Mẹ cũng có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên như gừng, chanh, vỏ bưởi, lá tía tô, sả,… để xông hơi nhanh giải cảm.
  • Vệ sinh cơ thể và môi trường sống để tiêu diệt, hạn chế virus trú ngụ môi trường xung quanh khiến mẹ tái nhiễm liên tục.
  • Uống thuốc hạ sốt và vitamin: Thường người bị cúm chỉ cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước để điều trị cúm. Tuy nhiên trường hợp mẹ uống thuốc do toa thuốc chỉ định từ bác sĩ, mẹ cần nói rõ vấn đề mình đang cho con bú để chắc chắn rằng thuốc không ảnh hưởng tới trẻ khi trẻ bú sữa mẹ.

Trên là một số thông tin để giải đáp câu hỏi nếu mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không? Mẹ vẫn có thể cho con bú trực tiếp bình thường nếu biết cách phòng chống lây nhiễm virus cúm cho trẻ. Trong giai đoạn này hệ thống miễn dịch của trẻ còn rất yếu, sẽ nguy hiểm nếu mắc bệnh và gây biến chứng. Vì vậy điều quan trọng là mẹ cần phòng tránh trước để không bị mắc cảm cúm. Hãy tiêm phòng đầy đủ để tránh lây nhiễm cho mình và cộng đồng xung quanh.

Bài viết được thực hiện với sự tư vấn chuyên môn của Ths.ĐD. Võ Thị Ngọc Diệp - Trưởng phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Hùng Vương, TP. Hồ Chí Minh.

Chia sẻ

John Doe

Hue Nguyen

Đăng ký bản tên của chúng tôi