Những dấu hiệu đòi bú của trẻ sơ sinh, mẹ cần đặc biệt lưu ý

Những dấu hiệu đòi bú của trẻ sơ sinh, mẹ cần đặc biệt lưu ý

Việc nhận biết dấu hiệu đòi bú của trẻ là vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc và nuôi con những ngày tháng đầu đời. 

Khi nắm rõ được khi nào trẻ đòi bú, mẹ không chỉ đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng cho con mà còn xây dựng mối quan hệ mẫu tử bền chắc .

Trong bài viết này, với sự tư vấn chuyên môn từ ThS.ĐD. Phùng Thị Thanh Vân (Điều dưỡng Trưởng Khoa Sanh - Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM), Babie & Mom Care sẽ giúp các mẹ hiểu rõ nhất về những dấu hiệu đòi bú của trẻ sơ sinh dựa trên các cơ sở nghiên cứu khoa học hiện nay.

Các dấu hiệu đòi bú ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu đòi bú sớm

Thông thường ở giai đoạn muốn được mẹ cho bú, trẻ sơ sinh thường có các biểu hiện như:

- Liếm môi

- Thè lưỡi

- Mút môi, lưỡi, tay hoặc ngón tay

- Liếm lòng bàn tay

- Miệng đóng mở thường xuyên

- Liên tục quay đầu sang hai bên tìm kiếm mẹ 

tre-quay-khoc-khi-bu-dai-dien

Các dấu hiệu đòi bú tiếp theo

- Dụi đầu/ đập tay liên tục vào ngực của người đang bế/ ẵm

- Liên tục tìm kiếm sự chú ý từ xung quanh bằng việc kéo quần áo, đầu tóc, tai

- Tay chân khua khoắng liên tục

- Liên tục quấy khóc

- Rên rỉ, lầm bầm

- Mắt chuyển động nhanh

- Tỉnh giấc khi đang ngủ, sau đó ngay lập tức ngủ tiếp

Dấu hiệu đòi bú cuối cùng

- Cựa quậy cơ thể liên tục, lặp đi lặp lại nhiều lần

- Quấy khóc, liên tục gồng mình khi khóc

Đây là những dấu hiệu đòi bú cuối cùng mà trẻ nhỏ cố gắng 'báo động' tới người chăm sóc rằng con đang 'rất đói' và cần được bú sữa ngay lập túc.

Những lúc như thế này, bên cạnh việc cho con bú sữa nhanh nhất có thể, mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý phải bình tĩnh dỗ dành bé để bé nín khóc. Mẹ nên ôm ấp con nhẹ nhàng, đung đưa và trò chuyện nhỏ nhẹ để bé được trấn định trước khi bú sữa.

Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng con bị sặc sữa, nôn ói sau khi ăn do quá mệt mỏi sau khi đòi ăn. Bên cạnh đó, việc làm dịu bé cũng giúp mẹ giảm tình trạng bị đau đầu ti do bé sai khớp ngậm. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng thực tế, mẹ có thể cân nhắc để ứng xử linh hoạt nhằm đáp ứng tốt nhất cho tình trạng của em bé.

Dấu hiệu bé đã bú no

Nếu đã cho bé bú kịp thời, nhưng sau đó bé vẫn có những biểu hiện nêu trên, rất có thể bé chưa được ăn no. Khi đó, người chăm sóc cần phải cho bé thêm sữa để đảm bảo bé có thể được nghỉ ngơi thoải mái.

Vậy, làm thế nào để biết được bé đã bú no?

Trong 1 cu bu thanh phan cua sua co giong nhau khong

Theo các chuyên gia, người chăm sóc có thể nhận biết dấu hiệu bé đã bú no thông qua những biểu hiện như sau:

Cử động tay thoải mái, thả lỏng

Khi đói, bé thường sẽ nắm chặt tay và liên tục khua khoắng xung quanh để thu hút chú ý, còn khi đã được ăn no, tay bé thường ở trạng thái buông lỏng, thậm chí là xòe cả bàn tay ra một cách thoải mái.

Cơ thể thư giãn

Khi được đáp ứng nhu cầu đầy đủ, bé sẽ không còn quấy khóc mà sẽ thư giãn nằm chơi hoặc ngủ.

Giấc ngủ liền mạch

Một giấc ngủ ngon và liền mạch cũng là biểu hiện của việc trẻ đã được bú no sữa. Nếu trẻ sơ sinh có thể duy trì giấc ngủ liên tục từ 45 - 60 phút, điều đó cho thấy bé đã có một cữ bú đầy đủ và chất lượng.

Màu nước tiểu

Có thể các mẹ chưa biết, nước tiểu của trẻ khi được bú no sẽ có màu vàng nhạt, không có mùi. Trong khi đó, những bé không được bú no thường nước tiểu sẽ có màu sẫm và nặng mùi hơn.

Do vậy, bằng việc quan sát tới màu sắc và mùi của nước tiểu, mẹ có thể biết được bé đã được bú no hay chưa để điều chỉnh lại cữ bú và lượng sữa cho con ăn.

Đi đại tiện

Theo các thông tin đã được nghiên cứu, trong 1-2 ngày đầu sau sinh, bé thường đi ngoài ra phân su (dày, dính, có màu đen hoặc xanh đậm). Tuy nhiên, sau khi bé chuyển từ bú sữa non sang sữa mẹ, phân của trẻ sẽ trở nên lỏng, có màu vàng và ít có mùi hôi hơn.

Trong vài tuần đầu sau sinh, nếu được bú no, đủ cữ, thường sau 2 - 3 ngày bé với đi đại tiện một lần. Phân khi này sẽ có màu vàng và lỏng là biểu hiện của hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Tại sao hiểu rõ dấu hiệu trẻ đòi bú quan trọng?

Như đã nêu ở phía trên, việc nhận biết được các dấu hiệu đòi bú của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ giúp mẹ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con một cách tốt nhất mà còn giúp gia tăng tình cảm giữa mẹ và bé.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc kịp thời đáp ứng nhu cầu đòi bú của trẻ cũng đóng vai trò quan trọng giúp xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc cho con trong tương lai.

Việc nhận biết các dấu hiệu đòi bú, dấu hiệu con đã bú no của trẻ sơ sinh là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc và nuôi con, đặc biệt là giai đoạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Bằng việc trở thành chuyên gia nhận biết những dấu hiệu 'báo động' trẻ phát đi, người chăm sóc có thể cung cấp sự hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, đồng thời giảm bớt những áp lực trong công việc làm mẹ hằng ngày.

Các mẹ hãy luôn lắng nghe và quan sát trẻ để hiểu rõ hơn về những nhu cầu cỉa con, từ đó tạo ra môi trường nuôi con khoa học và tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Chia sẻ

John Doe

Hue Nguyen

Đăng ký bản tên của chúng tôi