Sữa non là gì? Lợi ích của sữa non cho trẻ sơ sinh

Sữa non là 'thực phẩm' đầu tiên được trẻ nhỏ đưa vào cơ thể sau khi sinh ra. Thứ 'đồ ăn' được cơ thể mẹ đặc biệt tạo ra cho con nhỏ này cũng được ví như vắc xin tự nhiên dành riêng cho trẻ sơ sinh

Sữa non là gì?

Sữa non là một loại sữa đặc biệt có màu vàng nhạt, trắng đục hoặc cam nhạt. Sữa non chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm: protein, petit kháng khuẩn như lactoferrin, lacto peroxidase, lactalbumin và lactoprotein, ít chất béo, giúp cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, đồng thời  cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và phát triển cơ thể cho trẻ nhỏ.

Được chứng minh có hàm lượng dưỡng chất cao gấp 10 lần so với sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành, sữa non thường được xem như một loại 'vắc xin' tự nhiên không gây tác dụng phụ cho cơ thể trẻ sơ sinh.

sua-non-la-gi-uong-sua-non-co-tac-dung-gi-1-845x500

Sữa non có khi nào?

Sữa non thường xuất hiện từ tháng thứ 7, tức trong khoảng tuần thứ 24-28, của thai kỳ. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của sản phụ, sữa non có thể xuất hiện chậm hơn, thậm chí có những bà mẹ cần chờ từ 24-72 giờ sau sinh cơ thể mới có thể tiết ra sữa non cho con bú.

Khi cơ thể bắt đầu sản xuất sữa non, các mẹ có thể thấy được những dấu hiệu báo như: đầu ti có những đốm trắng nhỏ li ti như mụn, bầu ngực căng cứng, tức và đau (gần giống hiện tượng căng sữa sau sinh).

Thường thì sữa non sẽ xuất hiện sau vài tuần sau khi có những dấu hiệu 'cảnh báo' tuy nhiên chỉ với một lượng nhỏ do sự kiểm soát của hormone prolactin, lượng estrogen và progesterone. 

Sữa non sẽ bắt đầu tiết ra nhiều nhất trong khoảng 48 giờ đầu tiên sau sinh. Mẹ nên cho bé bú trực tiếp để tuyến vú được kích thích và sữa về nhiều, liên tục. 

20190405_050856_525297_chay-sua-non.max-1800x1800

Cảnh báo:

Trong trường hợp sữa non tiết ra khi mẹ chưa sinh, hình thức nặn sữa không được các chuyên gia khuyến khích sử dụng bởi có thể gây kích thích tử cung và ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.

Trong trường hợp sữa non tiết quá sớm (trước thời điểm tháng thứ 7 của thai kỳ), mẹ bầu nên lập tức đi khám để tìm ra nguyên nhân. Một số trường hợp tiết sữa non sớm đã được chỉ ra là do thai chết lưu.

Khi sữa non xuất hiện sớm và kèm theo các tình trạng khác như đau bụng, xuất huyết âm đạo, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nồng độ prolactin trong máu tăng cao. Điều này có thể gây những tác động tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, tình trạng sữa non tiết ra kèm máu cũng là một biểu hiện bất thường gây nguy hiểm cho sức khỏe, khi gặp trường hợp này các sản phụ cần nhanh chóng tìm tới lời khuyên của chuyên gia để có những can thiệp y tế phù hợp, kịp thời.

Các thành phần dưỡng chất có trong sữa non

Theo chia sẻ của ThS. ĐD. Phùng Thị Thanh Vân (Điều dưỡng trưởng khoa Sanh Bệnh viên Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh), sữa mẹ là thực phẩm toàn diện cho trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời do nó không chỉ bao gồm các chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn được bổ sung các thành phần hỗ trợ kháng khuẩn và tiêu hóa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

cho-con-bu1

Cụ thể, trong sữa non có chứa các thành phần bao gồm:

Protein

Khoa học chứng minh, hàm lượng protein trong sữa non cao gấp 5 lần so với các loại sữa mẹ thông thường. Sữa non chứa một lượng lớn protein, bao gồm các loại protein như immunoglobulin, lactoferrin, và các enzyme khác. Các protein này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh.

Dưỡng chất và vitamin

Sữa non cung cấp một lượng lớn các dưỡng chất quan trọng như vitamin A, vitamin E, canxi, kali, và nhiều loại khoáng chất khác cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Kháng thể

Trong sữa non cũng chứa nhiều loại kháng thể như IgA, IgG, IgM, giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiễm khuẩn và virus trong những ngày đầu sau khi sinh. Việc bổ sung sữa non có thành phần kháng thể ngay từ giai đoạn đầu đời sẽ giúp cơ thể trẻ sơ sinh có nền tảng xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Tế bào bảo vệ

Sữa non chứa nhiều tế bào bảo vệ như lymphocytes, monocytes, và macrophages, giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh. 

Các thành phần này giúp xây dựng tấm khiên bảo vệ sự nhiên giúp cơ thể trẻ sơ sinh chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài, từ đó giúp trẻ hạn chế gặp tình trạng ốm đau.

Yếu tố tăng trưởng

Sữa non cũng chứa các yếu tố tăng trưởng như IGF-1 (Insulin-like Growth Factor-1) và EGF (Epidermal Growth Factor), giúp kích thích sự phát triển và tái tạo tế bào, từ đó hỗ trợ cơ thể trẻ sơ sinh phát triển và hoàn thiện mỗi ngày.

Lợi ích của sữa non đối với trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, sữa non là thực phẩm đặc biệt quan trọng bởi những lý do sau:

Tăng cường đề kháng tự nhiên

Sữa non chứa nhiều immunoglobulin, kháng nhiều loại bệnh khác nhau, có tác dụng tăng cường miễn dịch cơ thể trẻ sơ sinh và có thể phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh. Đồng thời, sữa non còn có hàm lượng bạch cầu khá cao, giúp trẻ chống lại một số loại virus, vi khuẩn có hại và bảo vệ bé tránh khỏi các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh về dạ dày, một số bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng.

sua-non-3

Tăng cường sự phát triển não bộ

Sữa non giúp trẻ phát triển não bộ với những thành phần quan trọng cần thiết cho sức khỏe của trẻ sơ sinh

Giúp con tăng cân ổn định

Sữa non có chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng cân và phát triển của trẻ sơ sinh

Giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng

Sữa non chứa các thành phần vitamin và khoáng chất, Canxi cùng nhiều lợi khuẩn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, sữa non còn chứa chất chống oxy hóa và immunoglobulin, giúp trẻ tránh khỏi các triệu chứng xuất huyết và bảo vệ thành ruột non yếu của trẻ.

Sữa non cũng được khảng định giúp trẻ sơ sinh nhuận tràng, kích thích tiết phân xu để loại bỏ lượng bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể, từ đó giúp cải thiện tình trạng vàng da sinh lý, da mẫn cảm và dị ứng ở trẻ sơ sinh.

Giúp hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sẵn sàng tiếp nhận sữa mẹ

Sữa non kích thích các cơ quan trong cơ thể trẻ hoàn thiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa non của trẻ sẵn sàng tiếp nhận sữa mẹ

ThS. ĐD. Phùng Thị Thanh Vân cho biết, sữa non là thực phẩm được tạo ra để phù hợp với dạ dày của trẻ. Sữa non sẽ chỉ tiết ra khi bé ngậm vú mẹ đúng cách.

Theo chuyên gia Phùng Thị Thanh Vân, để hỗ trợ bé ngậm vú đúng, mẹ cần cho bé 'da kề da' và bú trực tiếp ngay khi sữa về trên bầu vú mẹ.

Việc cho trẻ bú sữa non ngay sau sinh khoảng (nếu mẹ sinh thường) hoặc 6 giờ sau sinh (nếu mẹ sinh mổ) sẽ giúp cho trẻ tiếp nhận đầy đủ thành phần dinh dưỡng của sữa non, đồng thời giúp mẹ kích thích tuyến sữa, nhanh chóng hồi phục tử cung và tránh được một số bệnh nguy hiểm sau sinh.

Hỗ trợ biên tập: ThS. ĐD. Phùng Thị Thanh Vân (Điều dưỡng trưởng khoa Sanh Bệnh viên Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh).

Chia sẻ

John Doe

Hue Nguyen

Đăng ký bản tên của chúng tôi