Skip to content
  • Hotline: 036 8746639
  • [email protected]
  • 120 Trần Não, TP Thủ Đức, Saigon
Facebook-f Twitter Youtube Icon-pinterest
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Giá dịch vụ
  • Đội ngũ
  • Liên hệ
  • Hỏi - đáp
  • Blogs
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Giá dịch vụ
  • Đội ngũ
  • Liên hệ
  • Hỏi - đáp
  • Blogs
  •  Chia sẻ
  •  Chia sẻ
  •  Email
Blog

Cấp cứu sặc sữa ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và các bước xử trí cha mẹ cần biết

11:58 31/12/2021
  • iframe fb like

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa nếu không được sơ cứu kịp thời có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vì vậy, người chăm sóc cần nắm rõ dấu hiệu và cách cấp cứu sặc sữa trẻ sơ sinh để xử trí kịp thời, an toàn.

Bài viết được hỗ trợ chuyên môn bởi Ths.ĐD. Võ Thị Ngọc Diệp - Trưởng phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Hùng Vương, TP. Hồ Chí Minh.

1. Sặc sữa ở trẻ là gì?

Sặc sữa là hiện tượng sữa tràn vào đường thở khiến trẻ khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở.

Việc cấp cứu sặc sữa ở trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm

Việc cấp cứu sặc sữa ở trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm

Sặc sữa là tai nạn rất nguy hiểm và thường gặp trong nhi khoa. Nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm rõ dấu hiệu và cách cấp cứu sặc sữa trẻ sơ sinh để xử trí kịp thời, an toàn.

2. Tại sao trẻ bị sặc sữa?

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng phần lớn bắt nguồn từ việc chăm sóc chưa đúng cách. Có thể liệt kê một số nguyên nhân phổ biến như:

• Cho trẻ bú không đúng tư thế

• Cho trẻ bú quá no

• Cho trẻ bú khi đang khóc, đang cười hoặc đang ho

• Sữa mẹ nhiều khiến trẻ nuốt không kịp

• Núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến lượng sữa chảy nhiều, trẻ nuốt không kịpTrẻ sinh non tháng nên phản xạ bú - nuốt kém

• Trẻ bị dị tật bẩm sinh vùng hầu họng như sứt môi, hở hàm ếch...

Một số trường hợp hiếm gặp, trẻ có bất thường, chậm phát triển thần kinh làm tăng nguy cơ bị sặc sữa, có thể kể đến như: hội chứng Down, bại não, rò lỗ khí quản – thực quản, các bệnh lý về tim mạch, gan, phổi…

Ngoài ra, khác với người trưởng thành, dạ dày của trẻ sơ sinh còn nằm ngang nên trẻ sẽ dễ bị sặc sữa, nôn trớ hơn.

3. Sặc sữa có nguy hiểm không?

Các chuyên gia nhi khoa khẳng định, sặc sữa ở trẻ sơ sinh là tai nạn rất hay gặp và nguy hiểm trong Nhi khoa. Trẻ sơ sinh bị sặc sữa nếu không được sơ cứu kịp thời có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Vì vậy, việc trang bị đầy đủ kiến thức và nắm được cách xử lý trẻ sơ sinh bị sặc sữa của các bậc phụ huynh, bố mẹ, người chăm sóc trực tiếp cho trẻ là vô cùng cần thiết.

4. Các dấu hiệu nhân biết sặc sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, trong khi cho trẻ bú hay sau khi trẻ đã bú xong. Do vậy, bố mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ trong khoảng thời gian này nhằm có phản ứng kịp thời khi trẻ bị sặc sữa. 

Sặc sữa là tai nạn rất nguy hiểm và thường gặp trong nhi khoa

Sặc sữa là tai nạn rất nguy hiểm và thường gặp trong nhi khoa

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa thường thấy:

• Khi trẻ đang bú, (hoặc sau bú) đột ngột ho, sặc sụa, tím tái.

• Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng.

• Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng.

• Trường hợp nặng: trẻ có thể ngừng thở, ngừng tim và tử vong

5. Các bước xử trí sặc sữa kịp thời, an toàn

Khi trẻ gặp những biểu hiện bị sặc sữa như ho, sặc sụa, tím tái... ngay lập tức cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần xử trí sặc sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách theo các bước sau đây:

BƯỚC 1

Sau khi xác định trẻ sặc sữa, ngay lập tức gọi hỗ trợ: Gọi cấp cứu và hô to cho mọi người giúp đỡ

BƯỚC 2

Để trẻ nằm sấp trên cánh tay hoặc trên đùi

BƯỚC 3

Dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai)

BƯỚC 4

Đặt trẻ nằm ngửa

BƯỚC 5

Ấn ngực:

• Dùng hai ngón tay trỏ và giữa giao điểm đường nối 2 núm vú và xương ức sâu xuống 1/3 lồng ngực

• Ấn 5 lần

Lặp lại động tác: vỗ lưng, ấn ngực 6-10 lần đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục

BƯỚC 6

Thông đường thở:

• Dùng gạc lấy nhớt/hút nhớt ở miệng, mũi trẻ

• Hút kỹ sữa còn đọng ở họng và mũi

• Thực hiện càng nhanh càng tốt

Empty

Việc cấp cứu sặc sữa ở trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

Và nếu đã xử trí theo các cách trên nhưng trẻ vẫn có biểu hiện ho sặc sụa, tím tái, ngưng thở,... các bậc phụ huynh cần ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

6. Phòng tránh sặc sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị sặc sữa khá thường gặp. Chú ý chăm sóc an toàn, đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ sặc sữa ở trẻ sơ sinh. Một số vấn đề bố mẹ và người chăm sóc nên lưu ý như:

• Cho trẻ bú đúng tư thế. Bế trẻ ở tư thế đầu cao khi cho bú, cho bé bú từ từ, không vội vàng;

• Quan sát trẻ trong khi bú, thấy được trẻ nuốt sau khi mút sữa;

• Không cho trẻ bú khi chúng đang khóc, ho, ngủ, cười, mất tập trung;

• Không nên ép trẻ ăn. Nếu thấy trẻ không muốn ăn, sữa còn trong miệng nên ngừng cho bú, nếu cho ăn bằng thìa thì không nên đổ tiếp;

• Không cho trẻ nằm ngay khi vừa bú xong. Nên bế trẻ nằm sấp trên vai hoặc ngực mẹ 15 - 20 phút, vỗ nhẹ lưng để trẻ ợ bớt hơi trong dạ dày, tránh đầy hơi sẽ kích thích gây sặc, trớ; 

• Dùng hai đầu ngón tay kẹp bầu vú để kiểm soát lượng sữa cho trẻ bú;

• Lựa chọn bình sữa có kích thước lỗ núm cao su phù hợp, tránh trường hợp sữa chảy nhanh, nhiều, trẻ không nuốt kịp. Khi cho trẻ bú, nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không mút phải nhiều không khí dẫn tới trớ sữa sau ăn;

• Khi phát hiện trẻ bị trớ, ngay lập tức cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên và lau sạch sữa ở miệng trẻ;

Empty

Lưu ý: Không cho trẻ bú khi đang nằm ngủ, đang khóc hoặc ho; không đùa với trẻ khi đang bú vì dễ khiến trẻ cười dẫn tới sặc sữa. Với những trẻ hay bị trớ, nên cho ăn giảm lượng sữa mỗi bữa và tăng số lượng bữa ăn lên;...

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Babie & Mom Care. Chúng tôi cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về chăm sóc mẹ và bé sơ sinh có 5 năm kinh nghiệm với đội ngũ kỹ thuật viên có bằng cấp cùng đa dạng các trải nghiệm yêu thương.

Từ khóa: 33 34 35
  • tin liên quan
  • Sữa non là gì? Lợi ích của sữa non cho trẻ sơ sinh 20/01/2021 17:16
  • Sữa non có từ khi nào? 20/01/2021 17:16

Có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa là gì?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa là gì?

Sữa non là gì? Lợi ích của sữa non cho trẻ sơ sinh

Sữa non là gì? Lợi ích của sữa non cho trẻ sơ sinh

Đọc nhiều nhất

1

Tầm quan trọng của tư thế cho con bú đúng và các tư thế cho bú tiêu chuẩn trong nuôi con

2

Trong một cữ bú thành phần sữa mẹ thay đổi như thế nào?

3

Các cách duy trì nguồn sữa trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, bạn đã biết chưa?

4

Có bao nhiêu loại sữa mẹ? Vai trò của chúng đối với trẻ sơ sinh là gì?

5

Những dấu hiệu đòi bú của trẻ sơ sinh, mẹ cần đặc biệt lưu ý

6

Thế nào là tư thế cho con bú đúng?

7

Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào trong 10 ngày đầu?

8

Dấu hiệu báo rằng bé đang đói

9

Sữa chuyển tiếp thường có sau sinh bao lâu?

10

Trong 1 cữ bú thành phần của sữa có giống nhau không?

tin cùng chuyên mục

Phương pháp Kangaroo: Lợi ích dối với trẻ sơ sinh
Phương pháp Kangaroo: Lợi ích dối với trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm: Dấu hiệu và cách điều trị
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm: Dấu hiệu và cách điều trị
Mẹo cai sữa mẹ nhanh các chị em cần biết
Mẹo cai sữa mẹ nhanh các chị em cần biết

tin mới lên

Vì sao nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ?

Vì sao nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ?

- 10:00, 03/04/2024

Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

- 10:23, 03/04/2024

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa là gì?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa là gì?

- 16:34, 03/04/2024

Sữa non có từ khi nào?

Sữa non có từ khi nào?

- 23:40, 03/04/2024

Chúng tôi mang tới sự an toàn & trao bình yên cho bạn. Hãy giúp chúng tôi phụng sự con người.
Icon-facebook Twitter Icon-youtube-v Icon-instagram-1

Khám phá

  • Giá dịch vụ
  • Giới thiệu
  • Hỏi đáp
  • Blogs mới nhất

Bản tin

  • Hotline: 036 8746639
  • [email protected]
  • 120 Trần Não, TP Thủ Đức, Saigon
VỚI SỰ HỢP TÁC CỦA: Ykhoangaynay.com và IVFvietnam.org

Copyright 2024 by VBMedia.org