Các cách duy trì nguồn sữa trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, bạn đã biết chưa?
Các cách duy trì nguồn sữa trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, bạn đã biết chưa?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, việc duy trì nguồn sữa mẹ trong những năm đầu sau sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng dinh dưỡng và xây dựng nền tảng sức khỏe bền vững cho trẻ nhỏ.
Việc cung cấp đủ sữa mẹ và cho con bú sữa mẹ cũng được các nghiên cứu tâm lý chứng minh giúp xây dựng mối quan hệ tình cảm bền chặt giữa mẹ và trẻ nhỏ.
Với Babies & Mom Care, hãy tìm hiểu cách làm thế nào để duy trì nguồn sữa mẹ trong suốt thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ?
Các phương pháp hiệu quả giúp duy trì nguồn sữa mẹ trong thời kỳ cho con bú
Cung cấp đủ nước và dinh dưỡng đa dạng cho mẹ
Chế độ dinh dưỡng sau sinh là yếu tố chính quyết định lượng sữa cơ thể mẹ có thể sản xuất được trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Do vậy, để đảm bảo nguồn sữa cho con bú, mẹ cần đảm bảo:
Uống đầy đủ nước: Thành phần chính của sữa mẹ chính là nước, do đó, để cơ thể duy trì việc sản xuất sữa mẹ, mẹ cần đảm bảo uống khoảng 3 -3,5 lít sữa mỗi ngày. Cùng với đó, để lợi sữa, mẹ nên sử dụng nước ấm thay vì nước lạnh, đặc biệt, không nên sử dụng nước có gas hoặc đồ uống có chứa cafein trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ: Dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn sữa cho con bú và mức độ bài tiết sữa của mẹ, do đó, trong quá trình nuôi con, mẹ nên bổ sung các thực phẩm đa dạng, tươi ngon, không kiêng khem quá nhiều. Mẹ cũng nên bổ sung đa dạng các loại trái cây tươi, rau củ quả, ngũ cốc vào thực đơn hằng ngày để đảm bảo dinh dưỡng toàn diện cho nguồn sữa.
Cho con bú thường xuyên
Các chuyên gia điều dưỡng đã khẳng định được rằng việc cho con bú sớm và cho con bú thường xuyên sẽ kích thích cơ thể mẹ tiết sữa hiệu quả. Trong trường hợp sữa về muộn sau khi sinh con, các mẹ vẫn được khuyến nghị cho con bú để kích thích cơ thể tiết sữa sớm hơn.
Mẹ nên cho con bú khoảng 8 - 12 lần mỗi ngày để có thể chắc chắn rằng con không bị đói hoặc khát.
Trong trường hợp mẹ phải đi làm xa con và không thể duy trì việc cho con bú sữa mẹ trực tiếp, mẹ nên tranh thủ các thời gian gần con để cho con bú. Tất nhiên, điều này cũng phải được thực hiện sao cho đáp ứng phù hợp với nhu cầu bú của trẻ.
Thường xuyên vắt sữa
Tại Việt Nam, tỷ lệ ở nhà nuôi con hoàn toàn trong năm đầu sau sinh không cao do các mẹ thường chỉ được hưởng chế độ thai kỳ trong khoảng 6 tháng. Trong trường hợp này, do phải đi làm, bé sẽ không thể ti mẹ trực tiếp, quá trình diễn ra trong một thời gian sẽ dẫn đến việc cơ thể mẹ ngừng tiết sữa.
Để tránh tình trạng đó và duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào trong suốt năm phát triển đầu tiên của con, mẹ nên thường xuyên vắt sữa để cơ thể nhận biết được nhu cầu sản xuất sữa. Sữa sau khi được vắt nên được tích trữ trong các túi vô trùng và trữ đông hoặc trữ lạnh để có thể cung cấp cho bé ngay cả khi mẹ không được gần con.
Trung bình, sữa để ngăn mát tủ lạnh có thể để được 24h và nếu để ngăn đông thì có thể để được từ 1 đến 3 tháng. Khi lấy ra sử dụng, sữa cần được hâm lại tới độ nóng phù hợp thì mới cho bé bú.
Để tránh sữa bị quá hạn, mẹ nên đánh số cho các túi sữa để quản lý thời hạn sử dụng cho phép và tránh con bị đau bụng khi ăn phải sữa quá cũ.
Đảm bảo cơ thể mẹ được vận động và nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý
Việc nghỉ ngơi đầy đủ là một trong những yếu tố giúp cơ thể mẹ duy trì trạng thái sức khỏe tốt, từ đó tạo điều kiện để sản xuất sữa mẹ và cung cấp cho trẻ.
Việc ngủ đủ giấc cũng giúp mẹ hạn chế rơi vào các tình trạng căng thẳng tinh thần, căng thẳng thần kinh, trầm cảm,....
Bên cạnh đó, một chế độ vận động phù hợp hậu sản cũng là yếu tố cần thiết giúp cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ quá trình sản xuất sữa mẹ.
Việc thường xuyên vận động nhẹ cũng sẽ giúp mẹ 'lại dáng' sau sinh nhanh hơn.
Những thực phẩm cấm kỵ khiến mẹ bị mất sữa
Bỗ sung dinh dưỡng là yếu tố cốt lõi giúp duy trì nguồn sữa mẹ trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên, nếu bổ sung các loại thực phẩm dưới đây, mẹ sẽ dễ bị mất sữa:
Đồ ăn nhanh: Đồ ăn nhanh vốn được biết đến là sản phẩm không thân thiện với sức khỏe của con người. Việc thường xuyên ăn đồ ăn nhanh trong thời kỳ cho con bú sẽ làm tăng nguy cơ béo phù cho bé.
Thực phẩm nhiều gia vị: Tuy không gây ảnh hưởng tới lượng sữa nhưng việc nạp vào cơ thể các món ăn được nêm nếm nhiều gia vị sẽ khiến hương vị sữa mẹ bị thay đổi. Điều này có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú.
Chất kích thích: Mẹ tuyệt đối không được sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ bởi nó sẽ làm goảm phản xạ tiết sữa của mẹ. Đồng thời, các chất này có thể hòa tan vào sữa mẹ và khi bé bú sữa mẹ sẽ gặp phải tình trạng thái mơ màng, ngủ nhiều, tăng cân bất thường.
Trong các trường hợp bị mất sữa hoặc khả năng tiết sữa ít, mẹ có thể tìm tới sự tư vấn của các chuyên gia để có được các phương pháp kích sữa an toàn, hiệu quả, đảm bảo sức khỏe cho em bé.
Bài viết được hỗ trợ chuyên môn bởi Ths.ĐD. Võ Thị Ngọc Diệp - Trưởng phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Hùng Vương, TP. Hồ Chí Minh.
- tin liên quan
- Đâu là màu sữa mẹ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh? 20/01/2021 17:16
- Hướng dẫn chi tiết cách vắt sữa mẹ bằng tay 20/01/2021 17:16
- Có bao nhiêu loại sữa mẹ? Vai trò của chúng đối với trẻ sơ sinh là gì? 20/01/2021 17:16
- Trong một cữ bú thành phần sữa mẹ thay đổi như thế nào? 20/01/2021 17:16