Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào trong 10 ngày đầu?
Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào trong 10 ngày đầu?
Theo các chuyên gia về sinh sản, dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh sẽ tăng lên từng ngày theo sự phát triển của cơ thể. Việc nắm rõ kích thước dạ dày của trẻ trong thời gian này sẽ giúp mẹ biết được cần cho con bú lượng sữa như thế nào là phù hợp nhất.
Theo ThS.ĐD. Phùng Thị Thanh Vân (Điều dưỡng trưởng Khoa Sanh - Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM), trong 1 - 2 ngày đầu chào đời, dạ dày trẻ chỉ có dung tích từ 5-7ml, tương đương với một hòn bi. Ở thời điểm này, lượng sữa non do cơ thể mẹ tiết ra sẽ đáp ứng phù hợp với nhu cầu ăn của bé.
Vào giai đoạn ngày thứ 3 - 6 sau sinh, dạ dày của trẻ đã có sự phát triển đáng kể. Theo đó, kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh ở thời điểm này sẽ tương đương với một quả bóng bàn. Do đó, mỗi cữ bú, bé sẽ cần một lượng từ 22-27 ml sữa mẹ.
Vào ngày thứ 10 sau sinh, dạ dày trẻ đã có thể phát triển với kích thước tương đương một quả trứng gà lớn. Thông thường, mỗi bữa ăn bé sẽ hấp thụ được khoảng từ 60 - 81ml sữa.
Tuy nhiên, chuyên gia điều dưỡng Phùng Thị Thanh Vân cũng lưu ý rằng, tùy vào cơ địa và nhu cầu ăn của bé, mẹ có thể tự cân nhắc để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này.
TNên tránh tình trạng bé bị quá đói hoặc quá no sẽ dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa.
- tin liên quan
- Dấu hiệu báo rằng bé đang đói 20/01/2021 17:16
- Trong 1 cữ bú thành phần của sữa có giống nhau không? 20/01/2021 17:16
- Sữa chuyển tiếp thường có sau sinh bao lâu? 20/01/2021 17:16
- Sữa non có từ khi nào? 20/01/2021 17:16