Chuyên gia hướng dẫn cách trữ sữa mẹ khoa học
Chuyên gia hướng dẫn cách trữ sữa mẹ khoa học
Sau một vài tháng nghỉ thai sản, nhiều cha mẹ cần cân bằng giữa thời gian cho con bú và thời gian đi làm trở lại. Do vậy việc lưu trữ, bảo quản sữa sau vắt luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bỉm.
Yếu tố quan trọng nhất khi bảo quản sữa là phải duy trì các chất dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho con khi sử dụng. Bài viết sau tổng hợp các cách trữ sữa mẹ khoa học được chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị. Hãy cùng chúng tôi tham ngay những hướng dẫn dưới đây.
Dụng cụ lưu trữ sữa sau khi vắt
Để sữa trong quá trình lưu trữ được tốt nhất, ba mẹ lưu ý lựa chọn các dụng cụ dành riêng cho việc đựng sữa mẹ. Các sản phẩm đựng sữa nên mua ở cửa hàng, thương hiệu uy tín.
Nên chú ý về thành phần nhựa trong sản phẩm có thể thích nghi với việc tiệt trùng hoặc nhiệt độ cao. Tốt nhất là các sản phẩm được nhà sản xuất công bố không chứa hóa chất BPA (BPA free).
Một số sản phẩm lưu trữ sữa, ba mẹ có thể sử dụng như:
1. Bình trữ sữa
Phương pháp đơn giản nhất là lưu trữ sữa mẹ sau vắt bằng bình trữ sữa. Bình trữ thường có hai loại thủy tinh hoặc nhựa. Thường thì thủy tinh sẽ tốt hơn so với sản phẩm được làm từ nhựa.
Trước khi sử dụng, ba mẹ cần vệ sinh sạch sẽ bình bằng dung dịch chuyên dụng rồi tới quy trình tiệt trùng bằng nước ấm hoặc máy tiệt trùng. Sau đó để khô bên trong bình trước khi sử dụng.
Không nên đổ sửa đầy bình, hãy đổ cách miệng một khoảng trống.
2. Túi trữ sữa
Đây là dạng túi dành riêng cho để trữ sữa mẹ, bạn có thể mua ở các cửa hàng đồ dùng mẹ và bé uy tín. Cách sử dụng túi như sau:
- Cho khoảng 60-120 ml sữa vào túi, không nên đổ quá đầy, khi đông sữa sẽ dãn nở làm bể túi.
- Ép hết không khí ra ngoài trước khi đóng miệng túi
- Để túi sữa trong tủ đá và luôn duy trì nhiệt độ âm, mỗi túi sữa chỉ được sử dụng một lần.
Bảo quản sữa mẹ sau vắt như thế nào?
Cách trữ sữa mẹ khoa học phụ thuộc chính vào quá trình bảo quản sữa sau vắt. Chuyên gia luôn khuyến cáo, việc bảo quản sai sẽ làm mất chất lượng của sữa, thậm chí nếu bé vô tình sử dụng phải sữa bị hư sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ.
Sau đây là một số cách bảo quản sữa mẹ an toàn bạn nên biết:
1. Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách
Sữa sau khi lưu trữ ở bình hoặc túi trữ sữa, mẹ bỉm hãy dán nhãn ghi rõ thông tin ngày, giờ vắt sữa. Điều này giúp ích cho trình tự sử dụng sữa, sữa vắt sau sử dụng trước sữa mới vắt và mẹ có thể biết được ngày giờ sữa đã hết hạn.
Nếu mẹ đang chăm nhiều trẻ hoặc gửi trẻ tới nơi chăm sóc, hãy ghi thêm tên con trên dụng cụ trữ sữa. Sau khi ghi các thông tin hãy cất ngay sữa đã vắt vào tủ lạnh. Đây là phương pháp bảo quản sữa mẹ đúng chuẩn khoa học.
Sữa bảo quản có thể cho bé sử dụng trong vòng 48 giờ nếu bạn bảo quản tại ngăn mát. Để sử dụng được lâu hơn, mẹ bỉm có thể làm lạnh nhanh sữa đã vắt trong 30 phút rồi trữ đông ở nhiệt độ âm (thấp hơn -18 độ C).
Cách khoa học nhất khi trữ đông sữa là chia sữa thành các túi nhỏ với dung tích mỗi túi khoảng 80-120ml. Điều này vừa giúp thời gian làm lạnh, cấp đông và rã đông sữa nhanh hơn, vừa hữu ích khi bé sử dụng trong 1 lần bú mà không lãng phí sữa thừa.
Thời gian trữ đông sữa ở nhiệt độ thấp hơn -18 độ C là 180 ngày. Trong thời gian này mẹ có thể rã đông và cho bé sử dụng bình thường. Quá thời gian trên (hoặc nếu quá 48 giờ bảo quản ngăn mát) không được cho bé sử dụng, vì để quá hạn sữa sẽ mất chất dinh dưỡng hoặc biến đổi chất.
2. Bảo quản sữa khi không có tủ lạnh
Cách trữ sữa mẹ sau vắt khoa học khi không có tủ lạnh: Mẹ vẫn trữ sữa vào các dụng cụ bình sữa hoặc túi sữa chuyên dụng. Tốt nhất lúc này nên sử dụng dụng cụ trữ sữa dạng bình.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, nếu mẹ bỉm bảo quản sữa sau vắt ở nhiệt độ phòng, cần duy trì nhiệt độ dưới 25 độ C. Thời hạn tối đa khi bảo quản ở nhiệt độ này là 4 tiếng.Không để sữa ở nơi có ánh nắng mặt trời, nơi có bức xạ chiếu xuống hoặc các nguồn nhiệt khác.
Trường hợp nếu cần đi xa hoặc nơi bảo quản mất điện trong thời gian dài, tủ lạnh ngưng hoạt động nhưng bạn vẫn còn những túi sữa đang cấp đông. Cách chữa cháy lúc này là sử dụng đá viên xếp cùng với túi trữ sữa trong thùng cách nhiệt.
Lưu ý quan trọng trong quá trình lưu trữ và bảo quản sữa mẹ sau vắt
- Đóng nắp bình hoặc miết kín miệng túi sữa ngay sau khi đổ sữa vào dụng cụ lưu trữ
- Sử dụng các sản phẩm lưu trữ có nguồn gốc an toàn, thương hiệu. Một số sản phẩm kém chất lượng sẽ làm giảm chất lượng hoặc có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ
- Luôn vệ sinh sạch sẽ tay và tiệt trùng dụng cụ trước khi sử dụng
- Vị trí nơi cấp đông hoặc bảo quản cần sạch sẽ. Không bảo quản lạnh hoặc cấp đông sữa mẹ cùng với các thực phẩm tươi sống khác, cần có vách ngăn, tủ đông đựng riêng cho các bình, túi sữa.
- Để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng sữa được tốt nhất chính là bảo quản đúng cách và sử dụng trong thời gian quy định.
Trên đây là một số thông tin về cách trữ sữa mẹ khoa học và đúng chuẩn an toàn. Hi vọng có thể giúp ích cho ba mẹ trong việc bảo quản sữa và giữ được chất lượng của sữa sau vắt. Chúc cho quá trình chăm con của các bà mẹ sẽ luôn thuận lợi, con khỏe mạnh chính là niềm vui lớn nhất của các bậc cha mẹ.
Bài viết được thực hiện với sự tư vấn chuyên môn của Ths.ĐD. Võ Thị Ngọc Diệp - Trưởng phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Hùng Vương, TP. Hồ Chí Minh.
- tin liên quan
- 12 cách tự nhiên giúp kích sữa sau sinh 20/01/2021 17:16
- Cảnh báo: Các loại thực phẩm làm giảm tiết sữa, mẹ cần tuyệt đối tránh trong thời kỳ cho con bú 20/01/2021 17:16
- Hậu quả nghiêm trọng khi không xử lý tắc tia sữa kịp thời 20/01/2021 17:16
- 5 cấp độ tắc tia sữa nguy hiểm và dấu hiệu nhận biết 20/01/2021 17:16