Các bài thuốc dân gian chữa rôm sảy cho bé tại nhà
Các bài thuốc dân gian chữa rôm sảy cho bé tại nhà thường sử dụng các loại dược liệu có tính mát như mướp đắng, lá khế, lá chè tươi,...
Trẻ nhỏ có làn da mỏng manh, tuyến mồ hôi chưa phát triển thường dễ bị rôm sảy. Đặc biệt vào những ngày nắng nóng cao điểm, rôm sảy xuất hiện thường xuyên, khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu, nặng hơn là bị nhiễm trùng da.
Mẹ hãy áp dụng các bài thuốc dân gian chữa rôm sảy cho bé tại nhà, vừa dễ thực hiện, nguyên liệu dễ tìm, mà còn mang lại hiệu quả điều trị rất tốt.
Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy
Rôm sảy là tình trạng da trẻ bị kích ứng do các tuyến ống mồ hôi ứ đọng, ống bài tiết tắc nghẽn khiến da trẻ bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng trên da. Rôm sảy thường mọc thành đừng đám và hay tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như lưng, ngực, trán, cổ… Trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi sẽ dễ mắc rôm sảy hơn do cấu trúc da còn lỏng lẻo.
Một số nguyên nhân khiến ống tuyến mồ hôi trên da trẻ bị tắc nghẽn gây rôm sảy như:
- Thời tiết mùa hè nắng nóng, ống tuyến mồ hôi phải hoạt động liên tục.
- Do cách ba mẹ vệ sinh trẻ chưa sạch sẽ hoặc mặc quần áo quá chật, bí bách.
- Trẻ hoạt động cường độ cao, ra nhiều mô hôi.
Các bài thuốc dân gian chưa rôm sảy cho bé tại nhà
Để điều trị rôm sảy đúng cách và an toàn cho bé, ba mẹ có thể thực hiện một trong những bài thuốc dân gian sau:
Rau sam
Rau sam có vị chua, tính hàn, không độc và có tác dụng giải nhiệt rất rốt. Mẹ bỉm chỉ cần dùng một nắm rau sam sau đó đem rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước. Lấy nước vắt pha cùng với nước tắm của trẻ. Mẹ chú ý nhiệt độ nước tắm vừa phải, không quá nóng.
Lá kinh giới
Trong lá kinh giới chứa tinh dầu và các hoạt chất sinh học sát khuẩn rất tốt, giúp làm sạch da đồng thời có mùi thơm dễ chịu. Dùng lá kinh giới khô đun sôi khoảng 10 phút rồi pha nước tắm hoặc dùng lá tươi vò nát, pha vào nước tắm cho bé.
Rau má
Với trẻ từ 2 tuổi trở lên, mẹ có thể dùng rau má xay lấy nước rồi pha loãng thêm một ít đường cho trẻ uống vào buổi sáng mỗi ngày. Rau má có tính mát giải nhiệt giúp cơ thể con được điều hòa tốt hơn.
Lá dâu tằm
Sử dụng nắm lá dâu tằm tươi, ngâm với nước muối sau đó rửa sạch để loại bỏ các cặn bẩn. Tiếp đến cho tất cả lá vào trong một túi vải rồi bỏ nồi đun sôi tầm 10 phút. Chờ nước nguội rồi pha với nước tắm của con.
Lá chè tươi
Tương tự như lá dâu tằm, mẹ cũng sử dụng lá chè tươi rửa sạch và đun sôi rồi pha với nước lạnh tắm cho con. Lá chè tươi có chức năng kháng khuẩn tốt, làm dịu da và chăm sóc da của trẻ nhanh hồi phục hơn.
Mướp đắng
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, cũng là bài thuốc dân gian rất tốt để điều trị rôm sảy cho trẻ nhỏ. Mẹ sử dụng tầm 2 trái mướp đắng, rửa sạch rồi đem xay hoặc giã nhỏ. Tiếp đến mẹ cho vào một ít nước rồi lọc lấy cốt mướp đắng để pha cùng nước tắm cho bé.
Lá khế
Lá khế có vị chua nhẹ, có tác dụng giải độc, thường được ông bà ta dùng làm bài thuốc trị mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, dị ứng da,…
Mẹ dùng phần lá đã tách xương thừa và cành, đem rửa sạch rồi bỏ nồi đun sôi với nước cùng một ít muối. Sau khi sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp và đợi nguội bớt. Tiếp đến chắt lấy phần nước pha cùng với ước lạnh sao cho có nhiệt độ vừa phải rồi tắm cho con.
Lưu ý khi điều trị rôm sảy cho trẻ bằng phương pháp dân gian
Trẻ nhỏ có làn da mỏng mạnh, dễ bị tác động hoặc dị ứng nên khi điều trị lần đầu cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian, ba mẹ nên cho trẻ thử trước một ít ở vùng cánh tay, nếu da trẻ không dị ứng mới tiếp tục. Ngoài ra trong quá trình điều trị, ba mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
- Xác định da trẻ là thuộc da loại gì, có thể tắm nước lá hay không để lựa chọn loại lá tắm phù hợp cho con. Với trẻ hay bị kích ứng hoặc dị ứng da, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc dân gian điều trị rôm sảy.
- Dù bất cứ là bài thuốc hay loại lá nào, mẹ cần đảm bảo rửa sạch lá, ngâm qua nước muối để loại bỏ các cặn bẩn dư thừa. Không sử dụng khi có nghi ngờ cây lá phun thuốc trừ sâu vì sẽ gây độc cho da của trẻ. Một số loại lá có lông tơ có thể khiến da trẻ bị kích ứng.
- Nên tắm lại cho con bằng sữa tắm chuyên dụng, dịu nhẹ trước khi tắm lá, vì nước lá không loại bỏ được các bã nhờn trên da. Chúng chỉ làm mát hoặc bổ sung kháng sinh tự nhiên
- Sau khi tắm nước lá xong, ba mẹ dùng ít nước ấm sạch tráng lại cho con để rửa trôi các bột lá còn sót lại có thể làm tắc lỗ chân lông gây kích ứng nặng hơn.
- Không thêm quá nhiều muối, nước chanh vô nước tắm vì dễ khiến trẻ bị xót da, khó chịu.
- Không tắm nước lá với trường hợp trẻ viêm da, rôm sảy nặng có mủ, trầy xước, sưng đỏ. Lúc này tắm lá không còn tác dụng mà có thể là nguyên nhân khiến vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn, gây nhiễm trùng nặng và biến chứng nguy hiểm.
Phòng ngừa rôm sảy cho trẻ nhỏ trong mùa nắng nóng
Nguyên tắc phòng ngừa rôm sảy chính là để cơ thể con thoáng mát, thoáng khí và hạn chế tiết mồ hôi.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho con, loại bỏ vi khuẩn trên da bằng dung dịch tắm dịu nhẹ chuyên dùng cho trẻ nhỏ.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tốt hơn hết là sử dụng quần áo từ vải có tính thấm hút và thoát nhiệt tốt.
- Tránh nơi đông đúc, nóng nảy, cho trẻ ở nơi thoáng mát, thông gió và sạch sẽ.
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với khói bụi, cho trẻ hoạt động vừa phải và có chế độ nghỉ ngơi khoa học.
- Bổ sung nước và tăng cường chất dinh dưỡng, các vitamin và chất xơ có trong rau củ, trái cây,… Với trẻ đang còn bú mẹ thì cần tăng cường bú sữa mẹ để có thêm khoáng chất và kháng sinh cần thiết.
Để trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện tốt cần có chế độ dinh dưỡng cân đối về chất và số lượng. Trẻ thiếu chất sẽ dễ mắc bệnh cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng hơn từ triệu chứng của bệnh. Rôm sảy tuy là bệnh lý có thể tự hết nếu trẻ được nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách, tuy nhiên nếu trẻ có các biểu hiện bệnh nặng, các triệu chứng bất thường hoặc bệnh dai dẳng, nên đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để chuẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.
Trên là những chia sẻ về các bài thuốc dân gian chữa rôm sảy cho bé tại nhà. Hi vọng có thể giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm điều trị giúp con nhanh hồi phục sức khỏe. Nếu bạn đọc có bất cứ câu hỏi nào về quá trình chăm sóc con, có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với Babie & Mom Care để được hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết được thực hiện với sự tư vấn chuyên môn của Ths.ĐD. Võ Thị Ngọc Diệp - Trưởng phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Hùng Vương, TP. Hồ Chí Minh.
- tin liên quan
- Chăm sóc trẻ sơ sinh: Những điều kiêng kỵ mẹ cần biết 20/01/2021 17:16
- Các chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh ngay sau khi chào đời 20/01/2021 17:16
- Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có nguy hiểm không 20/01/2021 17:16
- Da kề da quan trọng như thế nào với trẻ sơ sinh? 20/01/2021 17:16