Skip to content
  • Hotline: 036 8746639
  • [email protected]
  • 120 Trần Não, TP Thủ Đức, Saigon
Facebook-f Twitter Youtube Icon-pinterest
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Giá dịch vụ
  • Đội ngũ
  • Liên hệ
  • Hỏi - đáp
  • Blogs
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Giá dịch vụ
  • Đội ngũ
  • Liên hệ
  • Hỏi - đáp
  • Blogs
  •  Chia sẻ
  •  Chia sẻ
  •  Email
Blog

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có nguy hiểm không

11:58 31/12/2021
  • iframe fb like

"Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có nguy hiểm không?", Babie & Mom Care sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân cũng như cách xử lý cầm máu và chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách.

Dây rốn là bộ phận cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi khi còn ở trong bụng mẹ. Sau khi chào đời, bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây rốn, phần cuống rốn còn lại chờ khô dần và tự rụng sau một thời gian. Tuy nhiên, có một số trường hợp rốn của trẻ sơ sinh bị chảy máu khiến ba mẹ hết sức băn khoăn, lo lắng về tình trạng sức khỏe của con.

Vậy rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có nguy hiểm không, Babie & Mom Care sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân cũng như cách xử lý cầm máu và chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách.

Nguyên nhân gây chảy máu ở rốn trẻ sơ sinh

ron-tre-so-sinh-bi-chay-mau-1-1583576863-727-width640height480_schema_article

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu là tình trạng khá thường gặp, nhất là trong thời gian trẻ rụng rốn hoặc sau khi đã rụng rốn được 1 tuần. Tùy vào mức độ chảy máu, tỉnh trạng này có thể được điều trị khỏi sau vài ngày.

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị chảy máu là do rốn trẻ sơ sinh bị bong tróc vảy dẫn đến rỉ máu hoặc có thể kèm theo ít dịch màu vàng hay màu xanh lá giống như mủ.

Ngoài ra, ba mẹ bỉm cũng cần chú ý đến một vài nguyên nhân khác có thể khiến trẻ sơ sinh bị chảy máu rốn như:

  • Do quá trình vệ sinh cơ thể cho trẻ không đúng cách, động tác vệ sinh hoặc tác động nào đó vào phần cuống rốn của bé khiến rốn bị rổn thương và trầy xước gây chảy máu.
  • Một số bậc phụ huynh sử dụng băng rốn quấn quá kín hoặc băng rốn bị ướt làm điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và có môi trường để phát triển. Lúc này phần rốn có thể đã bị viêm nhiễm và dẫn đến chảy máu.
  • Một số trường hợp hiếm khác do côn trùng cắn hoặc xâm nhập vào bên trong.

Dù là nguyên nhân nào, ba mẹ cũng cần bình tĩnh xử lý đồng thời khắc phục nhanh chóng kịp thời để tránh tình trạng nhiễm trùng sâu nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có nguy hiểm không?

cham-cat-day-ron-cho-tre-so-sinh-co-nguy-hiem-khong-202209301133483389

Thông thường rốn trẻ sơ sinh rỉ máu nếu không vì bất cứ nguyên nhân đặc biệt nào khác đến từ vi khuẩn, vi rút gây viêm nhiễm, thì tình trạng này có thể tự khỏi và không quá nghiêm trọng. Ba mẹ chỉ cần dùng miến gạc sạch ấn giữ rốn nhẹ nhàng để cầm máu trước, sau đó vệ sinh và chăm sóc rốn trẻ đúng cách để vết thương dần lành lại

Nếu trẻ sơ sinh gặp phải một trong những trường hợp sau thì ba mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để xử lý kịp thời:

  • Dùng băng gạc ép cầm máu hơn 10 phút nhưng rốn của trẻ vẫn chảy máu.
  • Rốn rỉ máu kèm mùi hôi, vùng da xung quanh ửng đỏ. Khả năng cao lúc này vết thường rốn của trẻ có thể đã bị nhiễm trùng.
  • Chảy máu rốn kèm hiện tượng sưng đỏ, trẻ khó chịu vì đau nhức.
  • Trẻ bị chảy máu rốn và bị sốt, thường xuyên quấy khóc.

Hướng dẫn cách chăm sóc khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu

ron_tre_so_sinh_bi_chay_mau_co_nguy_hiem_khong_j_Lf_Il_1649300173_0c25398aba

Khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu, đầu tiên bạn cần bình tĩnh và quan sát xem rốn trẻ có dịch tiết hoặc mùi hôi bất thường gì không. Nếu chỉ ở tình trạng chảy máu nhẹ không kèm dấu hiệu bất thường nào khác, ba mẹ có thể cầm máu và vệ sinh đúng cách như sau:

  • Ba mẹ có thể dùng băng gạc sạch hoặc tăm bông ấn nhẹ vào vùng rỉ máu để cầm máu trước. Cần thực hiện nhẹ nhàng và chậm rãi để tránh làm bé bị đau, hoặc gây tổn thương dẫn tới chảy máu nhiều hơn.
  • Sau khi vết thương đã cầm máu, ba mẹ cần để vùng da xung quanh rốn trẻ thoáng mát để vết thương nhanh lành hơn, không nên băng quấn kín.
  • Mặc quần áo cho trẻ rộng rãi, thấm hút mồ hôi, tránh mặc đồ quá chật, cọ sát vào phần rốn của trẻ.
  • Khi mặc tã và thay tã cho trẻ, cần chú ý đến các động tác để tránh chạm vào phần rốn. Lưu ý để phần tã mặc dưới rốn để tránh các vi khuẩn từ phân và nước tiểu xâm nhập vào vết thương hở gây nhiễm trùng.
  • Khi tắm cho trẻ, tránh tắm quá lâu trong nước, đồng thời lau khô vùng rốn bằng khăn sạch. Hạn chế vùng rốn của trẻ bị ẩm ướt vì có thể khiến vi khuẩn phát triển.
  • Không dùng dung dịch xà phòng hoặc thuốc lạ bao gồm cả thuốc dân gian vệ sinh vùng tốn của trẻ khi. Lý do là rốn trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dễ kích ứng dù là tác động nhỏ, các dung dịch trên có thể khiến vùng rốn của con viêm nhiễm nặng hơn. Chỉ nên dùng nước muối sinh lý và vệ sinh rốn đúng cách theo hướng dẫn y khoa.
  • Không tác động khi rốn sắp rụng, hãy để rốn trẻ rụng tự nhiên.

Trên đây là một số chia sẻ của Babie & Mom Care giúp bạn trả lời câu hỏi “Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có nguy hiểm không”.

Hi vọng qua bài viết, ba mẹ sẽ hiểu biết hơn và có thêm kinh nghiệm xử lý nếu con gặp phải tình trạng trên. Để phòng ngừa việc rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu thì ba mẹ cũng cần chú ý cẩn thận trong quá trình vệ sinh rốn cho trẻ. Chăm sóc đúng cách và khoa học chính là tiền đề giúp con phát triển khỏe mạnh.

Bài viết được thực hiện với sự tư vấn chuyên môn của Ths.ĐD. Võ Thị Ngọc Diệp - Trưởng phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Hùng Vương, TP. Hồ Chí Minh.

Từ khóa: 165 166 167 47
  • tin liên quan
  • Vệ sinh rốn tại nhà cho trẻ sơ sinh: Những lưu ý quan trọng 20/01/2021 17:16
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh: Những điều kiêng kỵ mẹ cần biết 20/01/2021 17:16
  • Các chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh ngay sau khi chào đời 20/01/2021 17:16
  • Mẹo chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả 20/01/2021 17:16

Có thể bạn quan tâm

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Mẹo chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh

Mẹo chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã (cứt trâu) da đầu ở trẻ sơ sinh: Mẹo chữa trị hiệu quả

Viêm da tiết bã (cứt trâu) da đầu ở trẻ sơ sinh: Mẹo chữa trị hiệu quả

Vỗ ợ cho trẻ sơ sinh sau khi bú sữa: Những lưu ý cần biết

Vỗ ợ cho trẻ sơ sinh sau khi bú sữa: Những lưu ý cần biết

Đọc nhiều nhất

1

Tầm quan trọng của tư thế cho con bú đúng và các tư thế cho bú tiêu chuẩn trong nuôi con

2

Trong một cữ bú thành phần sữa mẹ thay đổi như thế nào?

3

Các cách duy trì nguồn sữa trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, bạn đã biết chưa?

4

Có bao nhiêu loại sữa mẹ? Vai trò của chúng đối với trẻ sơ sinh là gì?

5

Những dấu hiệu đòi bú của trẻ sơ sinh, mẹ cần đặc biệt lưu ý

6

Thế nào là tư thế cho con bú đúng?

7

Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào trong 10 ngày đầu?

8

Dấu hiệu báo rằng bé đang đói

9

Sữa chuyển tiếp thường có sau sinh bao lâu?

10

Trong 1 cữ bú thành phần của sữa có giống nhau không?

tin cùng chuyên mục

Phương pháp Kangaroo: Lợi ích dối với trẻ sơ sinh
Phương pháp Kangaroo: Lợi ích dối với trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm: Dấu hiệu và cách điều trị
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm: Dấu hiệu và cách điều trị
Mẹo cai sữa mẹ nhanh các chị em cần biết
Mẹo cai sữa mẹ nhanh các chị em cần biết

tin mới lên

Vì sao nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ?

Vì sao nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ?

- 10:00, 03/04/2024

Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

- 10:23, 03/04/2024

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa là gì?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa là gì?

- 16:34, 03/04/2024

Sữa non có từ khi nào?

Sữa non có từ khi nào?

- 23:40, 03/04/2024

Chúng tôi mang tới sự an toàn & trao bình yên cho bạn. Hãy giúp chúng tôi phụng sự con người.
Icon-facebook Twitter Icon-youtube-v Icon-instagram-1

Khám phá

  • Giá dịch vụ
  • Giới thiệu
  • Hỏi đáp
  • Blogs mới nhất

Bản tin

  • Hotline: 036 8746639
  • [email protected]
  • 120 Trần Não, TP Thủ Đức, Saigon
VỚI SỰ HỢP TÁC CỦA: Ykhoangaynay.com và IVFvietnam.org

Copyright 2024 by VBMedia.org