Skip to content
  • Hotline: 036 8746639
  • [email protected]
  • 120 Trần Não, TP Thủ Đức, Saigon
Facebook-f Twitter Youtube Icon-pinterest
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Giá dịch vụ
  • Đội ngũ
  • Liên hệ
  • Hỏi - đáp
  • Blogs
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Giá dịch vụ
  • Đội ngũ
  • Liên hệ
  • Hỏi - đáp
  • Blogs
  •  Chia sẻ
  •  Chia sẻ
  •  Email
Blog

Cách tắm cho trẻ sơ sinh: Những lời khuyên từ bác sĩ da liễu

11:58 31/12/2021
  • iframe fb like

Cách tắm cho trẻ sơ sinh: Những lời khuyên từ bác sĩ da liễu

Đối với nhiều bậc cha mẹ, được đón con về nhà là khoảng thời gian hạnh phúc và vô cùng ý nghĩa. Đây cũng là dấu mốc mới hứa hẹn nhiều điều thú vị trong câu chuyện làm cha, làm mẹ. Tuy nhiên, điều này cũng có thể khiến bạn nản lòng - đặc biệt là việc khi đối mặt với việc tắm cho con ở những lần đầu tiên.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tại Học viện Da liễu Hoa Kỳ cho biết, với một quy trình hướng dẫn chuẩn, chỉ cần thực hành vài lần, việc tắm cho con bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn và mang đến cơ hội tuyệt vời để gắn kết với sinh linh bé nhỏ.

Theo các chuyên gia, đối với quy trình tắm cho trẻ sơ sinh, điều quan trọng là làm theo một số bước đơn giản để đảm bảo em bé của bạn được an toàn, sạch sẽ và khỏe mạnh trong thời gian tắm.

Bác sĩ da liễu Kalyani Marathe cho biết: “Mặc dù những lần đầu có vẻ đáng sợ nhưng việc tắm cho trẻ sơ sinh rất đơn giản và chỉ cần thực hiện hai đến ba lần một tuần, miễn là vùng tã được vệ sinh kỹ lưỡng trong mỗi lần thay tã”.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh khi chưa rụng cuống rốn

Để thực hiện tắm bé trong thời gian cuống rốn chưa rụng, Tiến sĩ Marathe khuyến nghị các bậc cha mẹ thực hiện những bước như sau:

1. Chuẩn thiết bị tắm

Bạn sẽ cần một chậu nước ấm, khăn sữa và xà phòng tắm chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh.

2. Chuẩn bị tư thế tắm

Đặt bé nằm trên một bề mặt phẳng, thoải mái, ổn định và an toàn. Giữ ấm cho bé bằng cách quấn bé trong một chiếc khăn và chỉ để lộ phần cơ thể bé mà bạn đang tắm rửa. Để an toàn, hãy luôn sử dụng một tay để nâng đỡ cơ thể bé.

20190815_072823_331136_cach-tam-cho-tre-so.max-1800x1800

3. Tắm cho trẻ sơ sinh

Nhúng khăn vào chậu nước ấm và nhẹ nhàng lau mặt và da đầu của bé. Việc lau nhẹ nhàng những chỗ mềm của bé là an toàn. Đừng quên làm sạch các nếp nhăn ở vùng cổ và sau tai để tránh bé bị hăm và mắc các bệnh về da.

Tiếp đó, bạn cần làm sạch phần còn lại của cơ thể trẻ sơ sinh. Ở phần này, các mẹ chỉ cần thoa xà phòng lên những khu vực bẩn nhất như vùng cổ và khu vực quấn tã để đảm bảo các khu vực này được vệ sinh đúng cách. Cho xà phòng dành cho em bé vào chậu nước ấm khuấy đều và dùng khăn mềm thấm dung dịch và bắt đầu lau nhẹ nhàng cho em bé. Đảm bảo rửa sạch xà phòng sau khi vệ sinh.

Tiến sĩ Marathe lưu ý, sau khi tắm cho trẻ sơ sinh, hãy ngay lập tức quấn em bé trong một chiếc khăn để giữ ấm và cân nhắc việc thoa một loại kem dưỡng ẩm nhẹ, không có hương liệu để đảm bảo da bé được cung cấp độ ẩm cần thiết.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn

Tiến sĩ Marathe chia sẻ: “Sau khi cuống rốn của con bạn rụng, hãy chuyển sang cách tắm truyền thống. “Tuy nhiên, hãy bắt đầu từ từ nếu con bạn có biểu hiện ghét tắm với nhiều nước, hãy quay lại phương pháp tắm bằng khăn sữa như phần trên và tập dần cho con thói quen tắm nước cho tới khi con tận hưởng thời gian tắm.

20230224_cach-tam-cho-tre-so-sinh-2

Để cho bé tắm theo cách truyền thống, Tiến sĩ Marathe khuyến nghị những lời khuyên sau:

Bước 1: Lựa chọn nơi tắm

Hãy chọn nơi tắm cho trẻ với các lựa chọn như bồn tắm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh hoặc chậu nước nhỏ phù hợp với kích thước cơ thể trẻ, điều này có thể giúp công việc trở nên dễ dàng hơn. Chuẩn bị một miếng khăn mềm sạch, xà phòng dịu nhẹ, không có mùi thơm và dầu gội dành cho trẻ sơ sinh nếu con bạn có nhiều tóc.

2. Chuẩn bị tư thế tắm bé

Đầu tiên, đổ đầy nước ấm vào bồn tắm của bé. Kiểm tra nhiệt độ của nước ở bên trong cổ tay của bạn để đảm bảo nước không quá nóng. Sau đó, nhẹ nhàng dẫn bé xuống nước bằng chân trước. Hầu hết cơ thể của bé phải ở trên mặt nước, vì vậy thỉnh thoảng hãy đổ nước ấm lên cơ thể bé để giữ ấm.

3. Bắt đầu tắm cho trẻ

Dùng khăn lau nhẹ nhàng mặt và da đầu của bé. Sử dụng dầu gội trẻ em một hoặc hai lần một tuần để làm sạch tóc cho bé.

Làm sạch phần còn lại của cơ thể bé bằng cách thoa dung dịch xà phòng lên những khu vực bẩn nhất bao gồm vùng cổ và ku vực cuốn tac. Cùng với đó, hãy đảm bảo các phần ngấn cũng được làm sạch để bé không còn bị khó chịu. Dùng khăn và xà phòng dành cho em bé để nhẹ nhàng lau sạch cho bé. Đừng quên làm sạch giữa các ngón tay và ngón chân của bé. Đảm bảo rửa sạch xà phòng sau khi vệ sinh.

Tương tự như trên, sau khi tắm xong, em bé cần được ngay lập tức quấn trong khăn khô ấm áp và thoa kem dưỡng ẩm để đảm bảo cơ thể được ấm áp, không bị nhiễm lạnh.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, đối với bậc cha mẹ chưa có kinh nghiệm tắm cho trẻ sơ sinh, những lần đầu tiên tắm bé các bạn nên nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia như điều dưỡng viên, y tá, bác sĩ, thông qua đó học hỏi cách tắm cho con đúng cách và đảm bảo an toàn.

Cha mẹ cũng được khuyến cáo không nên tắm bé trong thời gian dài bởi có thể khiến cơ thể bé bị lạnh và mắc phải các chứng bệnh liên quan tới hô hấp, đặc biệt là gây ảnh hưởng tới phổi.

Trong quá trình tắm cho con, nếu phát hiện các bất thường đối với tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh, cha mẹ cần ngay lập tức tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia để kịp thời phát hiện và có các biện pháp xử lý lập tức nhằm ngăn chặn nguy cơ diễn tiến xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo Bác sĩ da liễu Kalyani Marathe tại Học viện Da liễu Hoa Kỳ

Từ khóa: 69 70 71 50
  • tin liên quan
  • Đâu là màu sữa mẹ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh? 20/01/2021 17:16
  • Hướng dẫn chi tiết cách vắt sữa mẹ bằng tay 20/01/2021 17:16
  • Có bao nhiêu loại sữa mẹ? Vai trò của chúng đối với trẻ sơ sinh là gì? 20/01/2021 17:16
  • Các cách duy trì nguồn sữa trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, bạn đã biết chưa? 20/01/2021 17:16

Có thể bạn quan tâm

Trong một cữ bú thành phần sữa mẹ thay đổi như thế nào?

Trong một cữ bú thành phần sữa mẹ thay đổi như thế nào?

Tầm quan trọng của tư thế cho con bú đúng và các tư thế cho bú tiêu chuẩn trong nuôi con

Tầm quan trọng của tư thế cho con bú đúng và các tư thế cho bú tiêu chuẩn trong nuôi con

Cấp cứu sặc sữa ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và các bước xử trí cha mẹ cần biết

Cấp cứu sặc sữa ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và các bước xử trí cha mẹ cần biết

Sữa non là gì? Lợi ích của sữa non cho trẻ sơ sinh

Sữa non là gì? Lợi ích của sữa non cho trẻ sơ sinh

Đọc nhiều nhất

1

Tầm quan trọng của tư thế cho con bú đúng và các tư thế cho bú tiêu chuẩn trong nuôi con

2

Trong một cữ bú thành phần sữa mẹ thay đổi như thế nào?

3

Các cách duy trì nguồn sữa trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, bạn đã biết chưa?

4

Có bao nhiêu loại sữa mẹ? Vai trò của chúng đối với trẻ sơ sinh là gì?

5

Những dấu hiệu đòi bú của trẻ sơ sinh, mẹ cần đặc biệt lưu ý

6

Thế nào là tư thế cho con bú đúng?

7

Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào trong 10 ngày đầu?

8

Dấu hiệu báo rằng bé đang đói

9

Sữa chuyển tiếp thường có sau sinh bao lâu?

10

Trong 1 cữ bú thành phần của sữa có giống nhau không?

tin cùng chuyên mục

Phương pháp Kangaroo: Lợi ích dối với trẻ sơ sinh
Phương pháp Kangaroo: Lợi ích dối với trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm: Dấu hiệu và cách điều trị
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm: Dấu hiệu và cách điều trị
Mẹo cai sữa mẹ nhanh các chị em cần biết
Mẹo cai sữa mẹ nhanh các chị em cần biết

tin mới lên

Vì sao nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ?

Vì sao nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ?

- 10:00, 03/04/2024

Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

- 10:23, 03/04/2024

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa là gì?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa là gì?

- 16:34, 03/04/2024

Sữa non có từ khi nào?

Sữa non có từ khi nào?

- 23:40, 03/04/2024

Chúng tôi mang tới sự an toàn & trao bình yên cho bạn. Hãy giúp chúng tôi phụng sự con người.
Icon-facebook Twitter Icon-youtube-v Icon-instagram-1

Khám phá

  • Giá dịch vụ
  • Giới thiệu
  • Hỏi đáp
  • Blogs mới nhất

Bản tin

  • Hotline: 036 8746639
  • [email protected]
  • 120 Trần Não, TP Thủ Đức, Saigon
VỚI SỰ HỢP TÁC CỦA: Ykhoangaynay.com và IVFvietnam.org

Copyright 2024 by VBMedia.org