Trẻ sơ sinh bị cảm cúm: Dấu hiệu và cách điều trị
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm là tình trạng thường gặp được gây ra bởi virus. Bệnh không đơn giản chỉ gây sổ mũi và đau họng thông thường, mà có khả năng biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong ở trẻ nhỏ nếu không phát hiện và điều trị đúng cách.
Cảm cúm ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp được gây ra bởi virus. Bệnh không đơn giản chỉ gây sổ mũi và đau họng thông thường, mà có khả năng biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong ở trẻ nhỏ nếu không phát hiện và điều trị đúng cách.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm cúm là gì và cách điều trị như thế nào là những kiến thức rất quan trọng ba mẹ cần trang bị trên hành trình chăm con và nuôi con trưởng thành.
Nguyên nhân bị cảm cúm ở trẻ sơ sinh
Virus cúm là nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ sơ sinh, chúng được chia làm 3 loại: cúm A, cúm B, cúm C. Tuy nhiên, một số loại virus cúm có khả năng biến đổi về cấu trúc di truyền, tạo thành chủng virus mới có thể kháng lại miễn dịch trước đó và tiếp tục tái phát cho bệnh nhi. Các loại virus cúm thường gặp ở Việt Nam bao gồm: Cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B.
Nghiêm trọng hơn, nhiều chủng cúm có khả năng lây lan diện rộng, lây từ người qua người thông qua tiếp xúc, dịch tiết chứa virus cúm hoặc đồ dùng chung của người đã bị nhiễm virus cúm. Trường hợp cơ thể người chưa có miễn dịch với chủng virus biến đổi mới, chúng có thể lây nhanh chóng và tạo thành đại dịch như dịch cúm H1N1 vào năm 2009 (một loại virus cúm động vật đột biến, lây lan sang người).
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm cúm
Đối với người trưởng thành, cúm có thể tồn tại trong cơ thể vài ngày trước khi phát bệnh. Biểu hiện ban đầu qua cơn đau cơ hoặc đau đầu. Hoặc cũng có thể không có triệu chứng gì do khả năng hệ miễn dịch của người trưởng thành đã hoàn thiện tốt. Với trẻ sơ sinh, khi nhiễm virus cúm, bé sẽ biểu hiện qua tiếng khóc, và nhanh chóng xuất hiện các dấu hiệu khác như:
- Sốt cao 39°C, sốt không rõ nguyên nhân
- Trẻ lạnh người, run
- Trẻ sốt, ho kéo dài hơn 2 tuần
- Ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Trẻ biểu hiện khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi
- Nôn ói hay tiêu chảy (ít phổ hiến hơn)
- Mắt đỏ
Những triệu chứng nghiêm trọng hơn ba mẹ cần lưu tâm
- Trẻ cáu kỉnh, vằn mình khó chịu, quấy khóc cả ngày
- Một số trẻ bị hen xuyễn, tình hình trở nên tồi tệ hơn
- Mặt tím tái hoặc môi tái nhợt hoặc xanh
- Trẻ thở nhanh, khó thở, đứt quãng, co lõm cơ ngực
- Sốt ở trẻ dưới 12 tuần tuổi, sốt trên 38,5 độ ở trẻ lớn hơn hoặc trẻ em, hoặc sốt có phát ban
- Sốt hoặc ho kéo dài, hoặc thuyên giảm nhưng sau đó lại tái phát nặng hơn
- Trẻ lên cơn co giật, các bộ phận cơ thể không kiểm soát được
- Trẻ bị khô miệng, khóc không tiết nước mắc, tiểu không ra nhiều nước như bình thường hoặc không tại ra nước tiểu trong 8 giờ khả năng cao trẻ đang bị mất nước.
- Trẻ ngủ li bì, hoặc không tỉnh táo, không tương tác với ba mẹ hay mất dần khả năng tập trung.
- Trẻ đau cơ, điều này hơi khó phát hiện với trẻ chưa biết đi. Trẻ trưởng thành hơn chút nếu đã đi lại được, đau cơ biểu hiện lúc đi trẻ đau đớn hoặc không đứng được.
- Đau cơ nghiêm trọng (điều này hơi khó phát hiện nếu trẻ chưa tập đi). Nó có thể nghiêm trọng đến mức con bạn không thể đi lại được.
- Nôn mửa mật vàng, xanh hoặc không dừng lại.
Nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường trên, hãy đưa trẻ tới ngay bệnh viện chuyên khoa để được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cách điều trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu, chỉ cần tác động nhỏ có thể phản ứng rất mạnh đối với cơ thể của trẻ. Sẽ rất nguy hiểm nếu ba mẹ tự ý mua thuốc cảm cúm hoặc hạ sốt cho con uống. Điều này có thể là nguyên nhân gián tiếp gây hại tới sức khỏe thậm chí là tính mạng của bé.
Để điều trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả, cách tốt nhất bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và chuẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của con. Khi đã xác định chính xác trẻ bị cảm cúm, bác sĩ có thể kê cho trẻ sử dụng một số loại thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu) hay zanamivir (Relenza) có tác dụng ngăn chặn virus lây lan rộng trong cơ thể. Ba mẹ hay tuân thủ theo đúng chỉ dẫn và cho con dùng theo liệu trình đã được bác sĩ kê toa.
Ngoài cách điều trị bằng thuốc, ba mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm cúm tại nhà theo hướng dẫn sau để giảm bớt triệu chứng bệnh cũng như giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
- Trẻ bị sốt cần hạ sốt theo toa thuốc và liệu lượng bác sĩ hướng dẫn.
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều trong giai đoạn nhiễm bệnh để nhanh hồi phục sức.
- Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần cho bú sữa mẹ thường xuyên để cung cấp những kháng thể cần thiết.
- Với trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ dùng máy hút dịch mũi hoặc thuốc nhỏ mũi để thông đường thở cho trẻ.
- Mẹ có thể sử dụng máy tạo ẩm nhằm bôi trơn đường thở từ đó giảm dịch nho do không khí quá khô gây khó khăn trong việc hô hấp của trẻ.
- Vệ sinh tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm ở nhiệt độ phù hợp.
- Cho con mặc đồ theo lớp dễ điều chỉnh, không mặc quá kín hoặc bó sát khiến trẻ khó chịu.
- Trước và sau khi thay tã cho con, mẹ nên rửa tay sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn có thể gây hại cho trẻ.
- Hạn chế để người xung quanh tiếp xúc tránh lây lan thành dịch bệnh.
- Mẹ nên đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm chéo và tái lại qua trẻ.
- Vitamin D rất tốt đối với sức khỏe của trẻ. Mẹ có thể cho trẻ tắm nắng sớm đúng khoa học để bổ sung thêm vitamin D tự nhiên.
Phòng ngừa cảm cúm cho trẻ nhỏ
Cách tốt nhất giúp trẻ phòng ngừa cúm hiệu quả là tiêm chủng ngừa cúm hằng năm. Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể tiêm vắc xin ngừa cúm. Mũi đầu tiên sẽ được tiêm hai liều để bé được bảo vệ trẻ tốt nhất khỏi bệnh cúm. Trẻ sẽ được tiêm một liều vắc-xin mỗi năm sau đó.
Cúm là bệnh dễ lây lan, cả ba mẹ và trẻ đều cần học cách phòng ngừa những tác nhân có thể gây nên bệnh cúm:
- Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng sau khi đi vệ sinh, đi từ bên ngoài về.
- Tạp thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài, lấy tay che miệng khi ho, hắt hơi.
- Hạn chế tiếp xúc với nơi đông người trong mùa cúm cao điểm, người mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh cúm. Trường hợp cần tiếp xúc cần có bảo hộ đầy đủ
- Người có triệu chứng cúm cần cách ly với trẻ và điều trị sớm trước khi lây lan sang người khác.
Trên là cẩm nang về những dấu hiệu nhận biết bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh và các điều trị phù hợp giúp ba mẹ phản ứng kịp thời trước những tình huống sức khỏe của con. Cúm rất dễ nhầm lẫn với cảm lạnh, dễ biến chứng nguy hiểm với trẻ sơ sinh nếu không nhận biết kịp. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa con tới chuyên khoa bệnh viện để được chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và có phác đồ điều trị phù hợp từ bác sĩ
Bài viết được thực hiện với sự tư vấn chuyên môn của Ths.ĐD. Võ Thị Ngọc Diệp - Trưởng phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Hùng Vương, TP. Hồ Chí Minh.
- tin liên quan
- Mẹo cai sữa mẹ nhanh các chị em cần biết 20/01/2021 17:16
- Tác dụng của việc tắm lá trầu không cho bé 20/01/2021 17:16
- Các bài thuốc dân gian chữa rôm sảy cho bé tại nhà 20/01/2021 17:16
- Da kề da quan trọng như thế nào với trẻ sơ sinh? 20/01/2021 17:16